Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập>
Tác phẩm thuật lại sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình và quá trình học hỏi, tìm hiểu, không ngừng sửa chữa của Người
Tóm tắt
Tóm tắt nét chính của văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập:
- Bằng chính sự gan góc, quyết tâm của cả dân tộc vì một nền Cộng hòa Dân chủ, quyền tự do, độc lập thật sự, Tuyên ngôn Độc lập khẳng định dân tộc Việt Nam phải được tự do và độc lập
- Ngày 4/5/1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào
- Giữa tháng 5, Người đề nghị thả dù cho Người cuốn Tuyên ngôn độc lập của Mỹ
- Ngày 22/8/1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Tối 25/8, Người vào nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang
- Sáng 26/8/1945, Hồ Chỉ Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, bàn về các vấn đề; chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập
- 27/8/1945, Người đề nghị đầu tháng 9, Chính phủ ra mắt quốc dân và đọc Tuyên ngôn độc lập
- 28 và 29/8, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền, trụ sở của Chính phủ lâm thời
- 30/8, Bác mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập
- 31/8, Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo Tuyên ngôn Độc lập
- 14 giờ ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
Bố cục
- Phần 1: Bác Hồ đề nghị Trung úy Giôn đưa cuốn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ cho Bác
- Phần 2: Quá trình viết và chuẩn bị, sửa chữa kỹ lưỡng tuyên ngôn độc lập của Bác
- Phần 3: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH
Nội dung chính
Tác phẩm thuật lại sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình và quá trình học hỏi, tìm hiểu, không ngừng sửa chữa của Người để có thể cho ra đời bản tuyên ngôn độc lập ấy, giúp người đọc hình dung được quá trình diễn ra và chuẩn bị của Bác, Đảng, Nhà nước đối với sự kiện lịch sử quan trọng của toàn dân tộc.
Cho thấy sự nghiêm túc và tận tâm của Bác trong quá trình soạn thảo tuyên ngôn độc lập