Toán lớp 3 trang 77 - Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - SGK Chân trời sáng tạo>
Nêu ba điểm thẳng hàng. Trong ba điểm vừa nêu điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Giải thích tại sao N là trung điểm của ST
Thực hành
Video hướng dẫn giải
Bài 1
Quan sát hình vẽ bên.
a, Nêu ba điểm thẳng hàng. Trong ba điểm vừa nêu, điểm nào là điểm ở giữa hai điểm còn lại?
b, D có là trung điểm của đoạn thẳng CE không?
G có là trung điểm của đoạn thẳng HE không?
Phương pháp giải:
Học sinh quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a, C, D, E là 3 điểm thẳng hàng. Điểm D ở giữa hai điểm điểm C và điểm E.
H, G, E là 3 điểm thẳng hàng. Điểm G là điểm ở giữa hai điểm H và E.
H, L, K là 3 điểm thẳng hàng. Điểm L là điểm ở giữa hai điểm H và K.
b, D là trung điểm của CE vì D là điểm ở giữa hai điểm C và E và DC = DE.
G không là trung điểm của đoạn thẳng HE vì GE > GH
Bài 2
Video hướng dẫn giải
a, Dưới đây là cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng.
Giải thích tại sao N là trung điểm của đoạn thẳng ST.
b, Vẽ đoạn thẳng AB dài 10 cm.
Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB.
Phương pháp giải:
a, Để N là trung điểm của ST ta cần chỉ ra N là điểm ở giữa hai điểm S và T ; NS = NT
b, Lấy thước thẳng vẽ đoạn thẳng AB dài 10 cm rồi xác định trung điểm M.
Lời giải chi tiết:
a, Ta có N là điểm ở giữa hai điểm S , T và NS = NT = 3 cm
Vậy N là trung điểm của đoạn thẳng ST.
b, Vẽ đoạn thẳng AB = 10 cm.
Trên đoạn thẳng AB ta lấy điểm M sao cho MA = MB = 5 cm.
Luyện tập
Video hướng dẫn giải
Bài 1
Câu nào đúng, câu nào sai?
a, O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
b, M là trung điểm của đoạn thẳng CD.
c, K là điểm ở giữa hai điểm P và Q.
d, K là trung điểm của đoạn thẳng PQ.
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì O là điểm ở giữa hai điểm A, B và OA = OB = 2 cm.
- M không là trung điểm của đoạn thẳng CD vì M không ở giữa hai điểm C và D.
- K không là trung điểm của đoạn thẳng PQ vì KQ > KP (3 cm > 2 cm)
Vậy các câu đúng là a, c
Các câu sai là b, d
Bài 2
Video hướng dẫn giải
Xác định vị trí các lều dưới đây.
a) Vị trí các lều
theo thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng AD, BC, DC, AB.
b, Lều ở vị trí trung điểm của đoạn thẳng SU.
Phương pháp giải:
Quan sát tranh, xác định trung điểm của các đoạn thẳng AD, BC, DC, AB, SU rồi xác định vị trí các lều.
Lời giải chi tiết:
a) Lều màu nâu là trung điểm của đoạn thẳng AD nên lều màu nâu ở vị trí điểm V.
Lều màu cam là trung điểm của đoạn thẳng BC nên lều màu cam ở vị trí điểm T.
Lều màu vàng là trung điểm của đoạn thẳng DC nên lều màu vàng ở vị trí điểm U.
Lều màu hồng là trung điểm của đoạn thẳng AB nên lều màu hồng ở vị trí điểm S.
b) Lều màu đỏ ở vị trí trung điểm của đoạn thẳng SU nên trùng với điểm O.
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - SGK chân trời sáng tạo
- Toán lớp 3 trang 79 - Hình tròn - SGK Chân trời sáng tạo
- Toán lớp 3 trang 81 - Nhiệt độ. Đo nhiệt độ - SGK Chân trời sáng tạo
- Toán lớp 3 trang 82 - Em làm được những gì - SGK Chân trời sáng tạo
- Toán lớp 3 trang 86 - Ôn tập các số trong phạm vi 1 000 - SGK Chân trời sáng tạo
- Toán lớp 3 trang 89 - Ôn tập các phép tính - SGK Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 3 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục