Từ điển Hoá 11| Các dạng bài tập Hoá 11 Nitrogen - Sulfur - Từ điển Hoá 11

Tính chất hoá học của sulfuric acid loãng và sulfuric acid đặc - Hoá 11

1. Tính acid

Dung dịch H2SO4 loãng: Có đầy đủ tính chất của 1 acid mạnh, tương tự acid HCl

H2SO4 + Fe → FeSO4  + H2

H2SO4 + MgO → MgSO4  + H2O

4H2SO4loãng   + Fe3O4 → FeSO4   +Fe2(SO4)3  + 4H2O

H2SO4loãng   + Fe(OH)2 → FeSO4   + 2H2O

H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4  + H2O + CO2

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4  + 2HCl

* Tạo môi trường acid cho nhiều phản ứng trong công nghiệp và nghiên cứu:

- Sản xuất copper (II) sulfate : 2Cu + O2 + 2H2SO4 loãng → 2CuSO4  + 2H2O

- Chuẩn độ permanganate:

5HOOC-COOH + 2KMnO4 +3H2SO4 loãng →10CO2 +K2SO4  + 2MnSO4 + 8H2O

- Sản xuất acquy chì: Pb + PbO2 +2H2SO4loãng → 2PbSO4 +2 H2O

2. Dung dịch H2SO4 đặc

- Tính acid mạnh: Dùng để điều chế một số acid dễ bay hơi

- Tính oxi hoá mạnh

Tác dụng với kim loại: oxi hoá hầu hết kim loại (trừ Au, Pt)

Kim loại (trừ Au,Pt) tạo muối SULFATE  hoá trị cao  +sản phẩm khử (SO2 , S, H2S) + H2O

* CHÚ Ý: Al, Fe, Cr bị thụ động hoá (không tác dụng) với H2SO4 đặc nguội.

Tác dụng với phi kim: oxi hoá nhiều phi kim:  C → CO2;  S → SO2; P → H3PO4

- Tác dụng với hợp chất: đưa nguyên tố trong hợp chất lên số oxi hoá cao nhất.

           

- Tính háo nước:

        Dung dịch sulfuric acid đặc có khả năng lấy nước từ hợp chất carbohydrate và khiến chúng hoá đen (hiện tượng than hoa)

3. Bài tập vận dụng