Từ điển Hoá 10| Các dạng bài tập Hoá 10 Liên kết hoá học - Từ điển Hoá học 10

Tính chất của các chất chứa liên kết cộng hoá trị - Hoá 10

1. Liên kết cộng hoá trị là gì?

Liên kết cộng hoá trị (LKCHT) là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

=> Liên kết cộng hoá trị mà cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên đóng góp gọi là liên kết cho - nhận. Liên kết này được biểu diễn bằng mũi tên (→) từ nguyên tử cho sang nguyên tử nhận.

2. Tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trị

Tương tác giữa các phân tử có liên kết hoá trị yếu hơn nhiều so với các phân tử có liên kết ion.

Trạng thái: Các chất có liên kết cộng hoá trị có thể tồn tại ở các trạng thái rắn, lỏng và khí.

Khí: hydrogen, fluorine, carbon dioxide, chlorine,...

Lỏng: bromine, nước, alcohol,...

Rắn: sulfur, iodine, đường glucose, sucrose,...

Tỉnh tan: Các chất có liên kết cộng hoá trị phân cực như ethanol, đường,... tan nhiều trong nước,... Các chất có liên kết cộng hoá trị không phân cực như iodine, hydrocarbon ít tan trong nước, tan trong benzene, carbon tetrachloride,...

Nhiệt độ nóng chảy: Hơp chất cộng hoá trị không có lực hút tĩnh điện mạnh như hợp chất ion nên chúng có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

Khả năng dẫn điện: Các chất liên kết công hoá trị không phân cực không dẫn điện ở mọi trạng thái, còn các chất có liên kết cộng hoá trị phân cực mạnh có thể dẫn điện.