Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) siêu ngắn>
Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) siêu ngắn nhất trang 81 SGK ngữ văn 7 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
- Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) - siêu ngắn
- Soạn bài Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) siêu ngắn
- Soạn bài Đặc điểm của văn biểu cảm siêu ngắn
- Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm siêu ngắn
- Soạn bài Sau phút chia li (Trích Chinh phụ ngâm khúc) - Siêu ngắn
Video hướng dẫn giải
Phần I
Video hướng dẫn giải
SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm
a) Dùng từ Hán Việt in đậm mà không dùng các từ ngữ thuần Việt là để tạo sắc thái biểu cảm trang trọng, tránh sự thô thiển.
b) Các từ in đậm tạo sắc thái cổ phù hợp với không khí xã hội xa xưa.
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt
Câu có cách diễn đạt hay hơn là:
a) Kì thi này con đạt loại giỏi, mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng nhé!
b) Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa.
=> Cách diễn đạt phù hợp với hoàn cảnh và dễ hiểu hơn.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 83, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Những từ ngữ thích hợp là:
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 (trang 83, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Người Việt Nam thích đặt tên người, tên địa lí bằng từ Hán Việt vì nó tạo sắc thái trang trọng, lịch sự cho tên gọi.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 3 (trang 84, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Những từ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa: Nam Hải, cố thủ, giảng hòa, cầu thân, thiếu nữ, nhan sắc tuyệt trần.
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 4 (trang 84, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Việc dùng các từ “bảo vệ” và “mĩ lệ” không phù hợp với hoàn cảnh và làm cho lời nói thiếu tự nhiên.
- Sửa:
+ bảo vệ => giữ gìn
+ mĩ lệ => bóng bẩy, đẹp đẽ.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục