Soạn bài Từ đồng âm siêu ngắn>
Soạn bài Từ đồng âm siêu ngắn nhất trang 135 SGK ngữ văn 7 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
- Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) siêu ngắn
- Soạn bài Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người siêu ngắn
- Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm siêu ngắn
- Soạn bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh - Siêu ngắn
- Soạn bài Thành ngữ - Siêu ngắn
Video hướng dẫn giải
Phần I
Video hướng dẫn giải
THẾ NÀO LÀ TỬ ĐỒNG ÂM?
1. Nghĩa của mỗi từ lồng như sau:
- lồng (1): ý nói con ngựa đang đứng yên bỗng nó vùng lên, chạy càn.
- lồng (2): đồ đan bằng tre, nứa hoặc vật khác dùng để nhốt chim, gà.
2. Nghĩa của các từ lồng trên không có gì liên quan với nhau.
Phần II
Video hướng dẫn giải
SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM
1. Em phân biệt được nghĩa của các từ lồng do dựa vào nội dung và ngữ cảnh của câu.
2.
- Câu “Đem cá về kho” được hiểu theo 2 nghĩa do hiện tượng đồng âm của từ kho:
+ kho: một cách chế biến thức ăn.
+ kho: cái kho để chứa cá.
- Thêm một vài từ để trở thành câu đơn nghĩa:
+ Đem cá về kho tương nhé!
+ Đem cá về cất ở kho nhé!
3. Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý đến ngữ cảnh khi giao tiếp.
Phần III
LUYỆN TẬP
Câu 1 -> 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 136, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Các từ đồng âm:
M: thu |
thu 1: mùa thu |
nam |
nam 1: phương nam |
thu 2: thu tiền |
nam 2: nam nhi |
||
cao |
cao 1: cao thấp |
sức |
sức 1: sức lực |
cao 2: nấu cao |
sức 2: trang sức |
||
ba |
ba 1: số ba |
nhè |
nhè 1: khóc nhè |
ba 2: ba mẹ |
nhè 2: nhè nhẹ |
||
tranh |
tranh 1: nhà tranh |
tuốt |
tuốt 1: thẳng tuốt |
tranh 2: tranh cãi |
tuốt 2: tuốt lúa |
||
sang |
sang 1: sang sông |
môi |
môi 1: đôi môi |
sang 2: sang trọng |
môi 2: môi giới |
Trả lời câu 2 (trang 136, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
a)
- Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ:
(1): Bộ phận giữa đầu và thân.
(2): Chỉ bộ phận của các vật dụng đồ dùng có nét tương đồng với nghĩa gốc: cổ áo, cổ chai, cổ lọ, …
- Nghĩa đầu là nghĩa gốc, làm cơ sở cho sự chuyển nghĩa của các nghĩa sau.
b) Từ đồng âm với từ cổ: cổ kính (cũ)
Câu 3 -> 4
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 3 (trang 136, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Đặt câu:
- Chúng ta ngồi vào bàn để cùng nhau bàn bạc về việc này.
- Con sâu lẩn sâu vào trong tán lá.
- Năm nay, trường ta có năm bạn được đi thi học sinh giỏi cấp thành phố.
Trả lời câu 4 (trang 136, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Anh chàng đã sử dụng từ đồng âm để âm mưu không trả lại vạc cho người hàng xóm. (vạc – con vạc, cái vạc; đồng - kim loại đồng, đồng ruộng)
- Nếu là em, em sẽ hỏi anh ta: Anh mượn vạc để làm gì?
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục