Soạn văn 8, ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 8. Cánh cửa mở ra thế giới

Soạn bài "Tốt-tô-chan bên cửa sổ": Khi trẻ con lớn lên trong tình thương SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết


Văn bản này gồm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Văn bản miêu tả về hành trình ước mơ của những đứa trẻ và sự thấu hiểu của thầy cô. Nhờ những bài học ý nghĩa mà từ một đứa trẻ hiếu động, các em đã trở thành một đứa trẻ ngoan, có ước mơ và có được tình yêu thương của mọi người.

Câu 1

Câu 1 (trang 57, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Văn bản này gồm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Văn bản này gồm 3 phần:

- Phần 1: Giới thiệu chung về tác giả và cuốn sách

- Phần 2: Trình bày nội dung của cuốn sách và những điều đặc biệt của cuốn sách

- Phần 3: Bài học được rút ra và thông điệp của tác phẩm tới người đọc

Xem thêm
Cách 2

– VB gồm đoạn sa-pô và ba phần: phần 1 (đoạn 1, đoạn 2); phần 2 (đoạn 3 — đoạn 8); phần 3 (hai đoạn cuối).

– Nội dung:

+ Sa-pô: nêu sự phổ biến của tác phẩm qua số lượng phát hành và sự yêu thích của người đọc.

+ Phần 1: giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

+ Phần 2: tóm tắt nội dung cuốn sách, nêu ấn tượng của người viết về cuốn sách

+ Phần 3: sự phổ biến của cuốn sách trên toàn thế giới và ý kiến của người viết về giá trị của cuốn sách.
Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Câu 2 (trang 57, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Xác định cách triển khai thông tin của đoạn văn sau: “Từ đây, hành trình đến trường … Ước mơ của các em còn lớn hơn nhiều kế hoạch của cô giáo”. Nêu tác dụng của cách triển khai này.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cách triển khai thông tin của đoạn văn rõ ràng từng thông tin, đủ để người đọc hiểu rõ được đối vấn đề. Cách triển khai thông tin như giúp cho điều mà tác giả muốn nhấn mạnh được truyền tải rõ nét hơn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

- Cách triển khai: rõ ràng từng thông tin, đủ để người đọc hiểu rõ được đối vấn đề.

- Tác dụng: giúp cho điều mà tác giả muốn nhấn mạnh được truyền tải rõ nét hơn.

Đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch, trong đó, câu chủ đề là câu đầu tiên của đoạn: Từ đây, hành trình đến trường của Totto-chan trở thành những ngày tháng thú vị, không còn bị mọi người chê trách như ở trường cũ. Các câu còn lại bổ sung, làm rõ ý cho câu chủ đề.

“Từ đây, hành trình đến trường Ước mơ của các em còn lớn hơn nhiều kế hoạch của cô giáo”. Tác dụng của cách triển khai này tác giả muốn nhấn mạnh về hành trình Ước mơ của em đã đang bắt đầu và vượt qua kế hoạch của cô giáo, thể hiện đây là ước mơ to lớn vĩ đại của em.

Tác giả chọn cách triển khai thông tin như vậy ở đoạn văn này là vì: ông muốn làm nổi bật thông tin, cách trình bày thứ tự về gọt củ thủy tiên cho khéo léo cho người đọc dễ nắm bắt.

+ Cách triển khai thông tin theo trình tự thời gian được thể hiện qua cách miêu tả thứ tự thực hiện các thao tác như: bóc vỏ củ và bao mầm, gọt bẹ củ, xén lá, cạo cuống hoa…

 + Cách triển khai thông tin theo quan hệ ý nghĩa nhân quả nhằm tăng độ xác thực cho thông tin được đưa ra, đồng thời thuyết phục bạn đọc về nội dung thông tin khi lí giải lí do của việc “tác động” sớm vào mầm cây: “phải gọt khi lá, giò hoa mới là những mầm vẫn đang ngủ yên trong củ”.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Câu 3

Câu 3 (trang 57, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Xác định thông tin cơ bản của văn bản, thông tin ấy được thể hiện qua những chi tiết nào? Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa thông tin cơ bản và các chi tiết của văn bản.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Thông tin cơ bản của văn bản là miêu tả về những mong muốn khao khát của những đứa trẻ và sự lắng nghe thấu hiểu của thầy cô. Nhờ những bài học ý nghĩa mà từ một đứa trẻ hiếu động, các em đã trở thành một đứa trẻ ngoan, có ước mơ và có được tình yêu thương của mọi người.

- Thông tin cơ bản của văn bản được thể hiện qua những chi tiết như:

+ Không được gò bó em và các kế hoạch của cô giáo. Phải cho các em vui chơi thoải mái trong thiên nhiên. Ước mơ của các em còn lớn hơn nhiều kế hoạch của cô giáo"

+ Lời khen tặng "con là một cô bé ngoan" đã giúp Tốt-tô-chan hiểu ra và phấn đấu trở thành một một người thành công và hạnh phúc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

- Thông tin cơ bản: miêu tả về những mong muốn khao khát của những đứa trẻ và sự lắng nghe thấu hiểu của thầy cô.

- Thể hiện qua những chi tiết:

+ Không được gò bó em và các kế hoạch của cô giáo. Phải cho các em vui chơi thoải mái trong thiên nhiên. Ước mơ của các em còn lớn hơn nhiều kế hoạch của cô giáo

+ Lời khen tặng “con là một cô bé ngoan” đã giúp Tốt-tô-chan hiểu ra và phấn đấu trở thành một một người thành công và hạnh phúc.

– Thông tin cơ bản của VB: giới thiệu câu chuyện về cô bé Totto-chan và cách giáo dục ở ngôi trường Tô-mô; ý nghĩa nhân văn trong cách giáo dục của thầy hiệu trưởng và ngôi trường này: giáo dục dựa trên tình yêu thương và tôn trọng trẻ.

– Thông tin ấy được thể hiện qua nhiều chi tiết, ví dụ: ngôi trưởng có các toa tàu, chi tiết giải thích thành ngữ “bên cửa sổ”, chi tiết thầy hiệu trưởng lắng nghe câu chuyện của Totto-chan, HS được tham gia nhiều hoạt động, HS không bị chê trách, la rầy, lời khen tặng của thầy hiệu trưởng cho Tốt-to-chan, ảnh minh hoạ bìa sách...

Thông tin cơ bản là hành trình ước mơ của những đứa trẻ và sự thấu hiểu của thầy cô, từ một đứa trẻ hiếu động trở thành một đứa trẻ ngoan, có ước mơ và có được tình yêu thương của mọi người

Chi tiết:

Không được gò bó em và các kế hoạch của cô giáo. Phải cho các em vui chơi thoải mái trong thiên nhiên. Ước mơ của các em còn lớn hơn nhiều kế hoạch của cô giáo"

Lời khen tặng "con là một cô bé ngoan" của thầu hiệu trưởng đã trở thành động lực để cii bé Tốt-tô-chan trở thành một một người thành công và hạnh phúc. "Nếu tôi không đến trường Tô-mô và gặp ông Ko-ba-gia-so-ki thì rất có lẽ tôi sẽ bị coi là "một cô bé hư" đầu mặc cảm và nhút nhát.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Câu 4

Câu 4 (trang 58, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Việc đưa hình ảnh bìa sách vào văn bản tạo nên hiệu quả gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Việc đưa hình ảnh bìa sách vào văn bản nhằm truyền đạt thông điệp của tác phẩm. Giúp người đọc có thể qua bìa sách hiểu một phần nào đó hình ảnh và nội dung, dụng ý tác giả muốn nhắc tới.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Hiệu quả: truyền đạt thông tin, giúp người đọc hiểu một phần nội dung, dụng ý tác giả muốn nhắc tới qua hình ảnh.

Việc đưa hình ảnh bìa sách vào văn bản giúp học sinh cảm nhận được hình ảnh cô bé Totto-chan, tăng sức thu hút với người đọc.

Việc đưa hình ảnh bìa sách vào văn bản tạo nên hiệu quả rất tốt với Một bìa sách tốt thì tự bản thân nó đã phần nào giúp truyền đạt thông điệp về chất lượng tác phẩm. Vậy nên, có thể nói bìa sách đóng vai trò rất quan trọng. Giúp người đọc liên tưởng về tên nhan đề và hình ảnh dụng ý tác giả muốn nhắc tới

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Câu 5

Câu 5 (trang 58, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì? Những đặc điểm nào của văn bản góp phần đạt được mục đích ấy?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích giáo dục và truyền tải những bài học, những thông điệp tới những đứa trẻ cần thấu hiểu và tìm hiểu chúng xem đang khao khát ước mơ nào và muốn thực hiện như thế nào. Đồng thời thay đổi cách dạy trẻ của các bậc phụ huynh và cả giáo viên.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Mục đích: giáo dục và truyền tải những bài học, những thông điệp tới những đứa trẻ

- Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích giới thiệu cuốn sách và lan tỏa ý nghĩa của phương pháp giáo dục trẻ em rất tiến bộ của thầy hiệu trưởng trường Tô-mô.

- Những đặc điểm của văn bản góp phần đạt được mục đích này là: (1) cấu trúc VB; (2) sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; (3) sự kết hợp giữa phương thức thuyết minh và tự sự.

Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích giáo dục không chỉ giảng dạy, lên kế hoạch với những đứa trẻ mà cần thấu hiểu và tìm hiểu chúng xem đang khao khát ước mơ nào và muốn thực hiện như thế nào. Không có một đứa trẻ hư chỉ là ta chưa hiểu chúng mà thôi.

Những đặc điểm phân tích, đưa ra lời chia sẻ của văn bản góp phần đạt được mục đích dụng ý mà tác giả muốn chia sẻ về tính cách, ước mơ của trẻ con được lớn lên trong sự thấu hiểu và tình thương rất tuyệt vời và hạnh phúc

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Bình chọn:
4.1 trên 19 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí