Soạn bài Thuốc (chi tiết)


Soạn bài Thuốc - Lỗ Tấn - SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2. Câu 2. Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên như thế nào? Thái độ của tác giả? Nêu ý nghĩa cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du?


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Soạn bài Thuốc 

Tìm hiểu chung


Lời giải chi tiết:

Tóm tắt văn bản

     Vợ chồng lão Hoa, chủ một quán trà, có thằng con trai tên Thuyên bị bệnh lao rất nặng. Được lão Cả Khang mách, vợ chồng lão Hoa dốc tiền đến Cổ Đình Khẩu từ mờ sáng để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa bị hành hình đem về cho con ăn. Buổi sáng, khi thằng Thuyên ăn chiếc bánh tẩm máu người rồi đi nghỉ thì quán trà cũng dần đông khách, mọi người râm ran khẳng định thằng Thuyên sẽ khỏi bệnh rồi bàn tán về Hạ Du, người chiến sĩ vừa bị hành hình lúc sáng sớm. Ai nấy đều cho Hạ Du là “thằng khốn nạn”, “thằng nhãi con” và “điên thật rồi”. Cuối cùng, chiếc bánh tẩm máu người cũng không cứu được thằng Thuyên. Một ngày vào tiết Thanh minh, bà Hoa buồn rầu ra thăm mộ con nhìn thấy mẹ Hạ Du cũng đến viếng mộ. Đồng cảnh ngộ mất con, bà Hoa bước qua con đường mòn sang an ủi mẹ Hạ Du, cả hai cùng ngạc nhiên trước vòng hoa đặt trên mộ  “Thế là thế nào nhỉ?”. Truyện kết thúc với tiếng quạ kêu và hình ảnh con quạ nhún mình bay vút về phía trời xa.

Bố cục: 4 phần

- Phần 1 (Mua thuốc): Thuyên mắc bệnh lao, được lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu người cộng sản về cho ăn

- Phần 2 (Ăn thuốc): Thuyên ăn bánh bao đẫm máu nhưng vẫn ho dữ dội.

- Phần 3 (Bàn về thuốc): Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao và tên "giặc" hạ du.

- Phần 4 (Hậu quả của thuốc): Nghĩa địa vào tiết Thanh minh, mẹ của Hạ Du và Thuyên bắt gặp nhau và bàng hoàng khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người mang ý nghĩa gì?

Lời giải chi tiết:

- Nghĩa thực: là một phương thuốc chữa bệnh cổ hủ, quái đản của người Trung Quốc xưa dùng để chữa bệnh lao.

=> Gợi liên tưởng đến việc người ăn thịt người.

- Nghĩa biểu tượng: chiếc bánh bao là biểu tượng cho sự u mê, tăm tối và mê tín, dị đoan của những người Trung Quốc giai đoạn đó.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên như thế nào? Qua việc bàn luận trong quán trà về Hạ Du, Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì?

Lời giải chi tiết:

* Hình tượng người cách mạng Hạ Du

- Hạ Du không được miêu tả trực tiếp, chỉ được nói tới qua một số chi tiết: đó là một thanh niên tuổi mới đôi mươi, nhà nghèo, có một mẹ già, có bản lĩnh cao cường (trước khi chết còn rủ cai ngục làm cách mạng).

- Người bị xử chém mà ông Cả Khang đã lấy máu tẩm bánh bao bán cho lão Hoa

- Trong nhà lao tử tù: vẫn hiên ngang tuyên truyền cách mạng chống nhà Mãn Thanh.

=> Hạ Du: người chiến sĩ tiên phong dám xả thân vì lý tưởng cách mạng, trung thành với lý tưởng đến chết dù bị hiểu lầm, bị tra tấn, bị hành hình.

* Điều tác giả gửi gắm qua cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du:

- Đối với Hạ Du là thái độ ngợi ca, trân trọng (đối lập với thái độ phê phán, vạch ra "căn bệnh quốc dân" đối với những người dân bình thường xung quanh Hạ Du).

- Sự lạc hậu của dân chúng Trung Quốc đương thời.

- Lòng yêu nước nhưng vẫn còn xa rời quần chúng của những người chiến sĩ cách mạng.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc, nhưng thời gian thì có tiến triển. Từ mùa thu "trảm quyết" đến mùa xuân "thanh minh" đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. Tìm hiểu ý nghĩa của chi tiết vòng hoa.

Lời giải chi tiết:

* Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện

Câu chuyện xảy ra trong hai buổi sớm vào hai mùa: 

- Buổi sáng đầu tiên có ba cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao tẩm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà... Ba cảnh gần như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập của nhiều loại người, do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội. 

- Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tết thanh minh - mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm.

* Ý nghĩa của vòng hoa trên mộ Hạ Du:

- Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của "chiếc bánh bao tẩm máu". Phủ định vị thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới - chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ "ý nghĩa của sự hi sinh" của những người cách mạng.

- Với chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du, chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn, tăm tối nhưng điều mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải tư tưởng bi quan.

Luyện tập

 

Lời giải chi tiết:

Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Ý nghĩa của những chi tiết: nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn?

- Quan điểm lạc hậu của người dân đương thời, Lỗ Tấn bàn tới cũng chính là căn bệnh quốc dân của người Trung Quốc

- Con đường thể hiện sự lạc hậu trong nhận thức, sự phân chia giai cấp của xã hội

- Con đường cũng là ranh giới thể hiện thái độ, tình cảm của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ

Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Câu nói của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du: "Thế này là thế nào?” có ý nghĩa gì?

- Câu nói của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du: "Thế này là thế nào?”

+ Thể hiện sự ngạc nhiên, bàng hoàng, sửng sốt, xót xa cho nỗi oan khuất trong cái chết của con mình

+ Cũng ẩn giấu một niềm vui vì có người hiểu con mình (chứng cớ là liền sau đó bà mới gào khóc, rồi lại khẩn cầu cho con qua chứng nghiệm).

=> Hiện tượng đó cho thấy đã có biểu hiện của sự giác ngộ trong số những người dân địa phương, và hứa hẹn sự giác ngộ cho mọi người trong một ngày không xa. Qua câu hỏi ấy, tác giả cũng muốn loé lên một tia hi vọng đối với sự hi sinh bất tử của người cách mạng.

Tổng kết

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết:

    Thuốc là hồi chuông cảnh báo căn bệnh mê muội của người Trung Hoa đầu thế kỉ XX; nhà văn bày tỏ niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng và dấn bước theo cách mạng.

   Lỗ Tấn được tôn vinh là "linh hồn dân tộc" vì nhà văn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: "nhân dân thì ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt", còn người cách mạng thì "bôn ba trong chốn quạnh hiu".

    Cô đọng và súc tích, Thuốc là một truyện ngắn mang kích thước của một truyện dài.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 6 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí