Soạn văn 11, ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết


Chọn ba chú thích giải thích nghĩa của từ trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) và cho biết mỗi chú thích đã giải nghĩa từ theo cách nào.


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 ( trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chọn ba chú thích giải thích nghĩa của từ trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) và cho biết mỗi chú thích đã giải nghĩa từ theo cách nào.


Phương pháp giải:

Đọc lại các chú thích giải thích nghĩa của từ trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Lựa chọn ba chú thích và đưa ra cách giải thích nghĩa của từ phù hợp.


Lời giải chi tiết:

 Ba chú thích giải thích nghĩa của từ trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) :

- Kim Phụng : ngọn núi cao nhất ở phía tây nam thành phố Huế, còn có tên là núi Thương. ( được giải thích cách 

- Cây cửa : Một loại cây thân gỗ, cành lá rậm rạp, rễ phụ rủ từng chùm, đâm xuống đất để hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.

- Thị trấn Bao Vinh: một thị trấn cổ ở Huế, thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà.

→ Các chú thích giải thích trên đều được giải nghĩa từ bằng cách phân tích nội dung nghĩa của từ.


Câu 2

Câu 2 (trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Xác định cách giải nghĩa của từ được dùng trong những trường hợp sau:

a. Lâu bền: lâu dài và bền vững.

b. Dềnh dàng: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết.

c.Đen nhánh: đen và bóng đẹp, có thể phản chiếu ánh sáng được.

d. Tê (từ ngữ địa phương) : kia

đ. Kiến thiết: kiến (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là “xây dựng”, chế tạo, “thiết’ (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là “bày ra, sắp đặt” ; “kiến thiết” có nghĩa là xây dựng (theo quy mô lớn).


Phương pháp giải:

Đọc các từ và giải thích của các từ đó.

Từ nghĩa của các từ, chỉ ra cách giải thích nghĩa phù hợp.


Lời giải chi tiết:

a. Lâu bền: lâu dài và bền vững. 

→ Giải thích nghĩa của từ thông qua giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

b. Dềnh dàng: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết.

→ Giải thích nghĩa của từ bằng việc dùng các từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.

c. Đen nhánh: đen và bóng đẹp, có thể phản chiếu ánh sáng được.

→ Giải thích nghĩa của từ thông qua việc phân tích nội dung nghĩa của từ.

d. Tê (từ ngữ địa phương) : kia

→ Giải thích nghĩa của từ thông qua việc phân tích nội dung nghĩa của từ và phạm vi sử dụng.

đ. Kiến thiết: kiến (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là “xây dựng”, chế tạo, “thiết’ (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là “bày ra, sắp đặt” ; “kiến thiết” có nghĩa là xây dựng (theo quy mô lớn).

→ Giải thích nghĩa của từ thông qua việc giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

Câu 3

Câu 3 (trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Điền các từ đăm đăm, giao thương, nghi ngại vào chỗ trống tương ứng với phần giải thích nghĩa phù hợp:

a .... giao lưu buôn bán nói chung.

b...... nghi ngờ, e ngại; chưa dám có thái độ, hành động rõ ràng.

c....... có sự tập trung chú ý hay tập trung suy nghĩ rất cao, hướng về một phía hay một cái gì đó.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu nghĩa của từ, đọc các phần giải thích.

Chọn và điền các từ đã cho sao cho phù hợp.


Lời giải chi tiết:

a. Giao thương: giao lưu buôn bán nói chung.

b. Nghi ngại : nghi ngờ, e ngại; chưa dám có thái độ, hành động rõ ràng.

c. Đăm đăm : có sự tập trung chú ý hay tập trung suy nghĩ rất cao, hướng về một phía hay một cái gì đó.

Câu 4

Câu 4 (trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Theo bạn, phần giải thích nghĩa các từ ấp iu âm u dưới đây đã chính xác chưa? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc cách giải thích nghĩa của hai từ ấp iu âm u mà đề bài đưa ra, bằng vốn hiểu biết sử dụng từ, áp dụng để đưa ra nhận xét và giải thích.


Lời giải chi tiết:

- Hai phần giải thích nghĩa của từ trên chưa thực sự chính xác.

- Vì: Với cách giải thích nghĩa của từ mà đề bài cho chưa sát nghĩa của từ. Cách giải thích nghĩa của từ ấp iu: ôm ấp là chưa đủ, ấp iu tức là ôm ấp, âu yếm, trìu mến, cái ôm thể hiện sự nâng niu vào trong lòng. Cách giải thích nghĩa của từ phải là âm u: tối tăm, mờ mịt, hiu quạnh, vắng vẻ; dùng để chỉ khung cảnh lặng lẽ, hoang vu.

Câu 5

Câu 5 (trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Giải thích nghĩa của từ in đậm trong các câu sau và cho biết bạn đã chọn cách giải thích nghĩa nào.

a. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" như người Huế thường miêu tả.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?)
b. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị, với những cây đa, cây dừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông?)
c. Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch.
(Đỗ Phấn, Cõi lá)

Phương pháp giải:

Vận dụng vốn hiểu biết hoặc tham khảo từ điển, đưa ra cách giải thích nghĩa các từ phù hợp, sau đó đưa ra cách giải thích nghĩa đã dùng để biểu đạt nghĩa của các từ đó.

Lời giải chi tiết:

a. phản quang: hiện tượng phản xạ lại ánh sáng tới, giúp người nhìn quan sát được vật từ xa.

b. xúm xít: là hành động tập trung thành nhóm rất đông. 

lập lòe: từ ngữ miêu tả ánh sáng xuất hiện 1 cách lóe ra sau đó vụt tắt.

c. huyền hoặc: huyền bí, huyền ảo, có khả năng mê hoặc cảm xúc

→ Cách giải thích nghĩa của các từ trên: phân tích nội dung nghĩa của từ.


Câu 6

Câu 6 (trang 21, SGK Ngữ Văn, tập một):

Giải thích nghĩa của những từ sau và xác định cách giải thích nghĩa đã dùng.

a. Bồn chồn
b. Trầm mặc
c. Viễn xứ
d. Nhạt hoét
 

Phương pháp giải:

Vận dụng vốn hiểu biết hoặc tham khảo từ điển, đưa ra cách giải thích nghĩa các từ phù hợp

Đưa ra cách giải thích nghĩa đã dùng để biểu đạt nghĩa của các từ đó.


Lời giải chi tiết:

a. Bồn chồn: từ dùng để chỉ trạng thái thấp thỏm, không yên lòng. 

(Đặt câu: Tôi bồn chồn, đứng ngồi không yên trước giờ phỏng vấn)

→ Sử dụng cách dùng từ đồng nghĩa để giải thích nghĩa của từ.

b. Trầm mặc: tính từ chỉ hành động tập trung, lặng lẽ  ngẫm nghĩ điều gì đó.

(Đặt câu: Dòng sông Hương trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) hiện lên trong mắt người đọc là con sông mang vẻ đẹp cổ kính, uy nghi,trầm mặc.

→ Sử dụng cách dùng từ đồng nghĩa để giải thích nghĩa của từ.

c. Viễn xứ: viễn là xa xôi, cách biệt; xứ là từ ngữ chỉ nơi chốn. Viễn xứ tức là nơi hoàn toàn xa xôi, cách biệt.

(Đặt câu: Mỗi khi Tết đến Xuân về, những người con xa quê, sống đời viễn xứ đều một lòng hướng về quê cha đất tổ với cảm xúc bồi hồi, xúc động, nhung nhớ khó tả)

→ Sử dụng cách phân tích nội dung nghĩa của từ.

c. Nhạt hoét: cảm giác nhàm chán, chán nản đến mức vô cùng.

(Đặt câu: Tôi cảm thấy hối hận vì đã mất hàng giờ đồng hồ chỉ để đọc cuốn sách với nội dung nhạt hoét này)

→ Sử dụng cách dùng từ đồng nghĩa để giải thích nghĩa của từ


Từ đọc đến viết

Câu hỏi (trang 21, SGK Ngữ Văn, tập một)

Từ việc đọc các văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để chia sẻ về một thông điệp có ý nghĩa nhất mà em nhận được từ thiên nhiên. Sau đó, chọn một từ bất kì trong đoạn văn để giải thích nghĩa và xác định cách giải thích đã dùng.


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học

Lời giải chi tiết:

Mẫu 1:

    Trong cuộc sống con người, thiên nhiên là một tài sản quý giá nhất. Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta những cảnh đẹp, hùng vĩ. Những thực phẩm thơm ngon. Những dòng nước mát rượi, sạch sẽ. Nên mới nói, thiên nhiên là tài sản vô cùng phong phú và có rất nhiều điều thú vị, lạ thường. Ngoài ra, còn có nhiều thứ xung quanh như: ánh sáng mặt trời cho chúng ta nhìn rõ mọi vật. Những cây xanh cho ta không khí ô-xy để thở, giúp mọi người sống thoải mái. Những hải sản giúp cho mọi gia đình có nhiều bữa cơm ngon miệng với nhau. Vậy ta có thể thấy rằng thật sung sướng và may mắn khi có thiên nhiên ban tặng cho con người những thứ tốt, có lợi. Chính vì vậy trong cuộc sống phải sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên. Hãy đưa thiên nhiên đến gần với cuộc sống của mình. Biết trồng và chăm sóc cây xanh, trồng hoa xung quanh nhà để tạo màu xanh cho không gian sống. Hãy luôn gìn giữ màu xanh quý báu ấy. Phải biết bảo vệ thiên nhiên. Kiên quyết và kịp thời phê phán, chống lại mọi hành động tàn phá thiên nhiên. Biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắc phục. Không ngừng phục hồi bồi đắp các giá trị đã khai thác. Hạn chế những tác hại do thiên 

nhiên gây ra.

Chú thích:

hùng vĩ: tính từ dùng để miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên, đó là vẻ đẹp mạnh mẽ, to lớn, đồ sộ, kì vĩ 

→ Từ hùng vĩ được giải thích bằng cách nêu lên phạm vi sử dụng của từ đồng thời sử dụng một số từ đồng nghĩa để đưa ra ý nghĩa của từ.

Mẫu 2:

Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uống, quần áo để mặc, khí trời để thở… đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn. Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư. Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như trời như biển. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn… làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người.

Chú thích: 

vô tận: từ đồng nghĩa với từ vô hạn, nghĩa là không giới hạn, ranh giới nào cả về không gian lẫn thời gian, cả về chất lượng lẫn số lượng. Từ vô tận từng được dùng trong ngữ cảnh nói về nhận thức.

→ Cách giải thích từ kết hợp giữa việc đưa ra từ đồng nghĩa, phân tích nội dung nghĩa của từ và phạm vi sử dụng từ.



Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí