Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Siêu ngắn>
Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người siêu ngắn nhất trang 37 SGK ngữ văn 7 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1 -> 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến:
b) Bài ca dao có 2 phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.
c) Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.
Trả lời câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Chàng trai, cô gái dùng những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi – đáp vì họ muốn thử tài nhau, qua đó thăm dò hiểu biết kiến thức lịch sử, địa lí của đối phương.
Câu 3 -> 4
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 3 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Cụm từ “rủ nhau”: chỉ mối quan hệ thân thiết, gần gũi của những người cùng sở thích.
- Nhận xét cách tả cảnh của bài 2: chỉ gợi không tả, những địa danh được kể lần lượt đều là danh lam thắng cảnh → tạo sự thích thú
- Suy ngẫm về câu “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”: là một câu hỏi tu từ, nhắc nhở về công lao xây dựng đất nước của ông cha ta, các thế hệ về sau phải luôn luôn giữ gìn, bảo vệ và phát triển những truyền thống tốt đẹp đó.
Trả lời câu 4 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Cảnh trí xứ Huế: nên thơ, trữ tình, tựa bức tranh sơn thủy thơ mộng.
- Nhận xét cách tả cảnh ở bài 3:
+ Dùng phép so sánh để gợi tả màu sắc tươi tắn, nên thơ.
+ Đại từ “Ai”: từ phiếm chỉ, chỉ người quen, người chưa quen, có thể là mọi người.
+ Tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn “Ai vô xứ Huế thì vô …”: tự hào và muốn chia sẻ nó với tất cả mọi người.
Câu 5 -> 6
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 5 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Hai dòng thơ đầu bài 4 có những đặc điểm về từ ngữ:
- Các từ “ni, tê” (này, kia) cho người đọc hiểu đây là tiếng miền Trung.
- Các điệp ngữ, đảo ngữ: “đứng bên ni đồng, đứng bên tê đồng”, “mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông” thể hiện cánh đồng rộng lớn nhìn hút tầm mắt và đầy sức sống.
⟹ Ý nghĩa: khắc họa khoảng không gian rộng lớn bát ngát của cánh đồng qua cái nhìn mải mê, sung sướng của người ngắm cảnh.
Trả lời câu 6 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4:
- Cô gái được so sánh với “chẽn lúa đòng đòng” => người con gái đang vào tuổi dậy thì phơi phới sức xuân, mơn mởn như chẽn lúa.
- Trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tâm trạng hồn nhiên, trẻ trung tươi mới và đầy sức sống.
⟹ Đó cũng là mối quan hệ giữa cảnh và người tạo nên bức tranh hài hòa, mang vẻ đẹp tinh tế và gợi cảm.
Câu 7
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 7 (trang 40, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Bài 4: lời của chàng trai ngợi ca cánh đồng, vẻ đẹp cô gái và bày tỏ tình cảm tế nhị của mình.
- Cách hiểu khác về bài 4: cô gái đứng trước cánh đồng rộng mênh mông, rợn ngợp cất lên tiếng than về thân phận nhỏ bé của mình.
Luyện tập
Trả lời câu 1 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
Ngoài thể thơ lục bát, chùm 4 bài ca dao này còn sử dụng:
- Thể lục bát biến thể: Bài số 1, số tiếng không phải là 6 ở dòng lục, không phải là 8 ở dòng bát như thường thấy.
- Thể thơ tự do: Bài 4, hai dòng đầu có số chữ quá dài.
Trả lời câu 2 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1)
- Tình cảm chung thể hiện bốn bài ca dao là tình yêu quê hương, đất nước, con người.
ND chính
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường nhắc đến những vùng đất đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh. Đó là những tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước. |
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục