Soạn bài Người thầy đầu tiên SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn


Đọc trước đoạn trích Người thầy đầu tiên; tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-ma-tốp (Chyngyz Aitmatov).

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Người thầy đầu tiên ca ngợi người thầy Đuy-sen với những tâm huyết, sự tận tụy và tình cảm mà thầy dành cho học sinh của mình, đặc biệt là An-tư-nai. Người thầy Đuy-sen đã thay đổi cuộc đời của cô bé An-tư-nai, người đã vun trồng ước mơ, hy vọng cho những học trò nhỏ.

 

Chuẩn bị

(trang 20, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc trước đoạn trích Người thầy đầu tiên; tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-ma-tốp (Chyngyz Aitmatov).

Phương pháp giải:

Đọc đoạn trích và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả

Lời giải chi tiết:

- Trin-ghi-dơ Ai-ma-tốp (Chyngyz Aitmatov) (1928-2008) là một nhà văn, nhà văn học và chính trị gia người Kyrgyzstan.

- Là một trong những nhà văn hàng đầu của Kyrgyzstan và đã viết nhiều tác phẩm văn học có ảnh hưởng lớn tới văn hóa và xã hội Kyrgyzstan và nhiều nước khác trên thế giới.

Xem thêm cách soạn khác

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 21, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” “lặng người đi vì kinh hãi”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn bản ứng với câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Vì cô bé nhận ra điều mà thím cô muốn làm với cô.

Xem thêm cách soạn khác

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 21, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Ý nghĩa của việc trồng hai cây phong là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn bản ứng với câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Là hiện thân xúc động cho khoảng trời ấu thơ nghĩa tình

- Là nơi lưu giữ những kỉ niệm của bao thế hệ học trò làng Ku-ku-rêu bé nhỏ.

Xem thêm cách soạn khác

Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tình cảnh của An-tư-nai sau khi bị bắt như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn bản ứng với câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Tình cảnh: tỉnh lại vào ban đêm trong một cái lều vải cạnh dòng suối, văng vẳng tiếng nói chuyện của những người chăn cừu và đối diện cô là một bà lão đang ngồi yên.

Xem thêm cách soạn khác

Đọc hiểu 4

Câu 4 (trang 24, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Điều gì bất ngờ xảy ra ở đoạn này?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn bản ứng với câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Thầy giáo Đuy-sen xuất hiện cùng hai viên cảnh sát.

Xem thêm cách soạn khác

Đọc hiểu 5

Câu 5 (trang 25, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Những lời nhân vật “tôi” thì thầm có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Trả lời theo ý hiểu

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa: khiến An-tư-nai có động lực muốn trở nên trong sạch, muốn bắt đầu lại một cuộc đời.

Xem thêm cách soạn khác

Đọc hiểu 6

Câu 6 (trang 26, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Phần (3) là những lời tâm sự của An-tư-nai vào thời điểm nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn bản

Lời giải chi tiết:

Thời điểm cô đã lớn, đã trưởng thành.

Xem thêm cách soạn khác

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 26, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đoạn trích Người thầy đầu tiên kể về chuyện gì? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi.

- Ngôi kể thứ nhất => Bộc bạch trực tiếp, chân thực cảm xúc nhân vật.

Xem thêm cách soạn khác

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 26, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tóm tắt nội dung chính của từng phần được đánh số trong văn bản. Nội dung phần (3) cho biết sự khác biệt gì về thời gian kể chuyện so với hai phần trước? Câu văn nào nói lên điều đó?

Phương pháp giải:

Đọc và tóm tắt nội dung chính

Lời giải chi tiết:

- Tóm tắt nội dung chính của từng phần:

+ Phần 1: An-tư-nai được thầy Đuy-sen giúp đỡ, cho ở cùng mình ở nhà bác Ka-tai-bai để tránh người thím độc ác muốn gả cô đi.

+ Phần 2: Thím của An-tư-nai dẫn người đến trường học, muốn cướp cô đi. Thầy Đuy-sen đã chống trả lại bọn người kia và bị đánh trọng thương, An-tư-nai thì bị bắt đi.

+ Phần 3: Những suy nghĩ, tình cảm, lòng biết ơn của An-tư-nai đối với thầy Đuy-sen.

- Thời gian trong phần 3 là tương lai rất xa so với thời điểm sự việc ở phần 1 và 2 xảy ra.

Xem thêm cách soạn khác

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 26, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Hãy dẫn ra một số câu văn thể hiện suy nghĩ, tình cảm và mong ước của thầy Đuy-sen khi trồng hai cây phong nhỏ.

Phương pháp giải:

Đọc và chỉ ra các câu văn thể hiện suy nghĩ, tình cảm và mong ước của thầy Đuy-sen khi trồng hai cây phong nhỏ.

Lời giải chi tiết:

Một số câu: “Rồi em sẽ thấy hai cây phong của chúng ta đẹp đến nhường nào! Chúng nó sẽ đứng trên ngọn đồi này, sát cánh nhau như hai anh em. Và mọi người sẽ luôn luôn nhìn thấy chúng và những người lành sẽ thấy lòng vui lên khi nhìn thấy chúng. Đến khi ấy cả cuộc sống cũng sẽ khác, An-tư-nai ạ. Tất cả những gì đẹp nhất đều hãy còn ở phía trước...”

Xem thêm cách soạn khác

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 26, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen trong đoạn trích Người thầy đầu tiên.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và phân tích nhân vật thầy Đuy- sen

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này.

- Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ.

- Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm.

- Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai.

Xem thêm cách soạn khác

CH cuối bài 5

Câu 5 (trang 26, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thông qua cuộc đời nhân vật An-tư-nai, có thể nêu lên nhận xét gì về số phận của những người phụ nữ được nói tới trong câu chuyện?

Phương pháp giải:

Trả lời theo ý hiểu

Lời giải chi tiết:

Số phận của những người phụ nữ được nói tới trong câu chuyện rất bất hạnh.

Xem thêm cách soạn khác

CH cuối bài 6

Câu 6 (trang 26, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy.

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn

Lời giải chi tiết:

   Văn bản “Người thầy đầu tiên” của tác giả Ai-ma-tốp đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Chi tiết mà em ấn tượng nhất chính là khi thầy Đuy-sen sẵn sàng đứng ra bảo vệ cho học trò của mình. Điều này không chỉ cho thấy tình cảm chân quý mà thầy dành cho các nữ sinh mà nó còn thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức của thầy. Trước hoàn cảnh xã hội đất nước Cư-rơ-gư-xtan lúc bấy giờ, phụ nữ không được coi trọng và việc để phụ nữ đi học lại càng không. Thầy Đuy-sen đã dũng cảm chống lại những suy nghĩ lạc hậu đó để bảo vệ học trò của mình. Chính sự dũng cảm ấy đã cứu rỗi cả một cuộc đời của cô bé An-tư-nai, nhờ có sự giúp đỡ của thầy mà sau này An-tư-nai đã trở thành một người có ích cho xã hội, khẳng định được vị thế của người phụ nữ.

Xem thêm cách soạn khác


Bình chọn:
3.8 trên 4 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí