Soạn bài Động từ (Chi tiết)


Soạn bài Động từ trang 145 SGK Ngữ văn 6 tập 1. Câu 3. Động từ có đặc điểm gì khác danh từ:


Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ

Trả lời câu 1 (trang 145 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Tìm động từ trong những câu dưới đây:

a) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

(Em bé thông minh)

b) Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. [..] Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

(Bánh chưng, bánh giầy)

c) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”?

(Treo biển)

Trả lời:

Các động từ có trong các câu văn:

a)   đi, đến, ra, hỏi

b)   lấy, làm, lễ

c)  treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề

Trả lời câu 2 (trang 145 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì?

Trả lời:

Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được: chúng dùng để chỉ hành dộng, trạng thái... của sự vật.

Trả lời câu 3 (trang 145 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Động từ có đặc điểm gì khác danh từ:

-  Về những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ?

-  Về khả năng làm vị ngữ?

Trả lời:

Điểm khác biệt giữa động từ và danh từ:

*  Danh từ:

-  Không kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hay chớ, đừng...

-  Thường làm chủ ngữ trong câu.

-  Khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước.

*  Động từ:

-   Có khả năng kết hợp với đã, sẽ đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng...

-  Thường làm vị ngữ trong câu.

-  Khi làm chủ ngữ, mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, vẫn, hãy, chớ đừng... 

Phần II

Video hướng dẫn giải

II. CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ CHÍNH

Trả lời câu 1 (trang 146 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Xếp các loại động từ sau vào bảng phân loại ở SGK - tr.146: buồn, cười, chạy, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy ghét, hỏi, ngồi nhức, nứt, toan, vui, yểu.

Trả lời:

 

Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau

Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau

Trả lời câu hỏi Làm gỉ?

 

đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng

Trả lời câu hỏi: Làm sao? Thế nào?

Dám, toan, định

Buồn, gẫy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu

Trả lời câu 2 (trang 146 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Một số động từ tương tự

   - Động từ tình thái: Cần, nên, phải, có thể, không thể...

   - Động từ chỉ hành động (làm gì?): Đánh, cho, biếu, nhà, suy nghĩ...

   - Động từ chỉ trạng thái (Làm sao? Thế nào?): Vỡ, bẻ, nhức nhối, bị, được...

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Tìm động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới. Cho biết những động từ ấy thuộc những loại nào.

Trả lời:

Động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới:

- Động từ chỉ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo.

- Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi.

- Động từ chỉ tình thái: đem, hay

Trả lời câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đọc truyện vui Thói quen dùng từ trong SGK- tr.147 và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?

Trả lời:

-   Trong truyện, người kể đã tạo ra sự đối lập về nghĩa giữa hai động từ đưa và cầm.

-  Động từ “đưa” và “cầm” đều chỉ hành động nhưng đối lập về nghĩa:

     + Đưa: trao cái gì đó cho người khác

     + Cầm: nhận, giữ cái gì đó của người khác

- Tính tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ thông qua sự phản ứng của anh ta khi nghe 2 từ “đưa” và “cầm”.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.5 trên 373 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí