Soạn bài Đọc - Luyện tập và vận dụng - Ôn tập Học kì 1 SGK Ngữ Văn 10 HK1 Kết nối tri thức - siêu ngắn


Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 3)


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trắc nghiệm

Video hướng dẫn giải

Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 3)

Câu 1 (trang 157, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Văn bản thuộc loại nào?

A. Văn bản văn học

B. Văn bản thông tin

C. Văn bản nghị luận

D. Văn bản đa phương thức

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông.

- Dựa vào nội dung và hệ thống luận điểm của văn bản trên để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án C.

- Vì văn bản trên đảm bảo được các ý sau:

  + Chỉ ra và phân tích được những đặc sắc độc đáo của bài thơ Thiên Trường vãn vọng.

  + Đánh giá giá trị của bài thơ.

Câu 2 (trang 157, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Câu nào trong bài viết khái quát đầy đủ đặc trưng của cảnh vật được gợi lên ở bài thơ Thiên Trường vãn vọng?

A. Bài thơ tả một cảnh thôn quê như muôn vàn cảnh thôn quê lúc chiều xuống.

B. Cảnh giản đơn, đạm bạc, quê mùa mà sức chưa đựng lớn lao, kì vĩ.

C. Không thể nào khác là một cảnh thanh bình, yên ả, phơn phớt chút tươi vui hiền lành, thầm lặng phát ra từ một cuộc sống có phần ấm no, hạnh phúc.

D. Chiều đã tà nhưng xóm thôn chưa đi vào hoàng hôn hẳn.

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông.

- Chú ý những câu văn có từ ngữ miêu tả đặc trưng của cảnh vật trong bốn câu đáp án.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án C

- Chúng ta có thể thấy hình ảnh thanh bình, yên ả của cảnh vật thông qua một số hình ảnh như:

  + Màu khói thổi cơm chiều (tác giả cũng lý giải thêm việc chúng ta có thể hình dung ra cảnh “cả nhà sum vầy chuẩn bị bữa cơm rau mắm nhưng ấm no sau một ngày nắng sương vất vả”)

  + Cảnh yên bình mà chúng ta dễ thấy nhất đó là hình ảnh “đàn trâu no nê, chậm rãi về nhà. Trên lưng lại vắt vẻo mấy chú trẻ con nghêu ngao tiếng sáo tiễn ngày...”

Câu 3 (trang 157, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Bài viết được triển khai theo trình tự nào?

A. Phân tích lần lượt từng câu thơ một.

B. Giải nghĩa từ ngữ trước, sau đó đi vào phân tích ý nghĩa các câu thơ và bài thơ.

C. Phân tích văn bản thơ, tiếp đó mở rộng liên hệ tới hoàn cảnh sáng tác và vị thế của tác giả bài thơ.

D. Nêu cảm nhận chung về bài thơ, phân tích bài thơ, đánh giá ý nghĩa bài thơ.

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông.

- Dựa vào cách triển khai luận điểm của văn bản để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

- Đáp án C

- Người viết luôn đặt bài thơ trong bối cảnh ra đời để phân tích cụ thể. Chúng ta có thể đọc lại và xem lại phần diễn đạt của Thầy lê Trí Viễn ở trong bài văn để thấy rõ hơn về vấn đề này.

Trả lời câu hỏi

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (Trang 159, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Những câu nào trong văn bản cho thấy tác giả Lê Trí Viễn thường xuyên đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời của nó để thẩm bình, đánh giá.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông - Lê Trí Viễn

- Chú ý những câu văn nhắc đến hoàn cảnh ra đời của bài thơ Thiên Trường vãn vọng.

- Xác định những câu văn cho thấy tác giả Lê Trí Viễn thường xuyên đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời của nó để thẩm bình, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

     Những câu cho thấy tác giả Lê Trí Viễn thường xuyên đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời của nó để thẩm bình, đánh giá là:

+ Nhà thơ là thiền sư, con mắt thế tục nhưng tâm thiền.

+ Mọi sự náo loạn, đốt phá, cướp bóc, giết chóc hủy diệt dã man của giặc đã qua.

+ Từng đôi có trống, có mái chứ không tán loạn, tan tác như thời còn giặc.

+ Chuẩn bị sẵn sàng, kín đáo cho no ấm và cho hạnh phúc sinh sôi.

+ Không núi cao sông rộng, không thời gian “nghìn năm mây trắng còn bay”, không không gian “vạn lý thiền”, chỉ một khoảnh khắc chiều tà, một góc xóm nhà dân giữa dăm vạt ruộng nương vậy mà là âm vang của cả non sông, đất nước hồi sinh sau khi sạch bóng quân thù – một quân thù khét tiếng, đến đâu là ở đó cỏ cũng không còn mọc nữa.

+ “Ở đất nước này, vừa qua, đúng là để có được một bước chân trâu đi thanh bình phải trả bằng bao nhiêu xương máu, xương máu dân, cả xương máu mình”.

Câu 2 (trang 159, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Những hiểu biết về con người và vị thế xã hội của Trần Nhân Tông đã giúp tác giả bài viết khám phá được giá trị nổi bật gì của Thiên Trường vãn vọng?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông - Lê Trí Viễn.

- Dựa vào những thông tin đã tìm hiểu về Trần Nhân Tông và hoàn cảnh ra đời bài thơ để xác định những giá trị nổi bật của Thiên Trường vãn vọng.

Lời giải chi tiết:

     Những hiểu biết về con người và vị thế xã hội của Trần Nhân Tông đã giúp tác giả khám phá được giá trị nổi bật của Thiên Trường vãn vọng là:

+ Đây là bài thơ vẽ nên bức tranh cảnh vật làng quê trầm lặng mà không đìu hiu.

+ Thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau một cách nên thơ.

+ Tác giả của bài thơ Thiên Trường vãn vọng là người có mối quan hệ gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị. Mặc dù là vua nhưng Người luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân.

Câu 3 (trang 159, SGK Ngữ Văn 10, tập 1)

Đề bài: Những yếu tố nào của thơ nói chung đã được đặc biệt lưu ý xem xét, phân tích trong văn bản này?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông - Lê Trí Viễn.

- Chú ý những chi tiết liên quan đến thơ trong văn bản để xác định các yếu tố của thơ nói chung đã được đặc biệt lưu ý xem xét, phân tích trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

     Những yếu tố của thơ nói chung đã được đặc biệt lưu ý xem xét, phân tích trong văn bản là:

+ Hình thức tổ chức ngôn từ

+ Mô hình thi luật

+ Nhịp điệu thơ

+ Nhân vật trữ tình

+ Hinh ảnh thơ


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí