Soạn văn 11, ngữ văn 11 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 28 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn


Hãy giới thiệu vị trí, nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích trong Truyện Kiều do bạn tự chọn.


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 28, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy giới thiệu vị trí, nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích trong Truyện Kiều do bạn tự chọn. 

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

- Vị trí: đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc) của Truyện Kiều

- Nội dung: Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều tính tự vẫn để giải thoát cho mình.  Tú Bà vờ hứa sẽ gả Kiều cho người tử tế rồi giam nàng ở lầu Ngưng Bích. Đoạn trích miêu tả sự cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của Kiều khi bị giam tại lầu Ngưng Bích.

- Nghệ thuật: bút pháp tả cảnh ngụ tình, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như điệp từ, điệp cấu trúc, liệt kê… 

Câu 2

Câu 2 (trang 28, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Trong Kim Vân Kiều truyện, sự kiện Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân được Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả ở Hồi thứ tư). Hãy tìm đọc hồi truyện này và chỉ ra một số điểm khác biệt giữa Nguyễn Du với Thanh Tâm Tài Nhân trong cách miêu tả sự kiện trao duyên. 

Phương pháp giải:

Tìm đọc Hồi 4 của Kim Vân Kiều truyện và đọc Truyện Kiều để chỉ ra sự khác biệt. 

Lời giải chi tiết:

                             Tác phẩm

Điểm khác biệt

Truyện Kiều

Kim Vân Kiều truyện

Độ dài

Hơn 20 câu thơ

Một Hồi truyện

Nội dung

Thúy Kiều đến tìm Kim Trọng trong đêm khuya, mở lời thề nguyền đính ước. 

Thúy Kiều tỏ ra e thẹn, có vẻ khước từ, diễn ra ngắn gọn.

Vật đính ước

Quạt, chén thề

Quạt, khăn gấm, chiếc kim thoa

Câu 3

Câu 3 (trang 28, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Các văn bản đọc ở Bài 6 (Tác gia Nguyễn Du, Trao duyên – trích Truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh kí) đã giúp bạn hiểu gì về những giá trị đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Du?  

Phương pháp giải:

Chú ý đến nghệ thuật được tác giả sử dụng trong các tác phẩm của mình. 

Lời giải chi tiết:

Các văn bản ở Bài 6 giúp ta hiểu thêm về lối hành thơ cùng những bút pháp nghệ thuật đặc trưng của Nguyễn Du.

Bên cạnh việc sử dụng xuất sắc các thể loại thơ Đường luật cổ, Nguyễn Du cũng thể hiện tài năng trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, cảnh vật rất đỗi trữ tình, thể hiện đúng quan điểm “tức cảnh sinh tình” hay “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” khiến người đọc không khỏi trầm trồ trước tài hoa của ông.

Cùng với đó là giá trị nhân đạo sâu sắc của mỗi tác phẩm. Ông luôn cảm thông, thương tiếc cho tài năng của con người, đặc biệt là những người tài hoa nhưng mệnh bạc, họ luôn đấu tranh cho sự sống của mình nhưng thất bại. Ông rất cảm thông, chia sẻ, trân trọng cho tài năng của họ như của Kiều, của nàng Tiểu Thanh… 

Câu 4

Câu 4 (trang 28, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Truyện Kiều đã nhiều lần miêu tả cảnh Thuý Kiều đánh đàn. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bình luận về tiếng đàn của Thuý Kiều trong một lần được Nguyễn Du miêu tả. 

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân về Truyện Kiều để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Tiếng đàn em ấn tượng nhất của Thúy Kiều đó là khi Từ Hải chết, nàng bị bắt phải hầu rượu cho lũ Hồ Tôn Hiến. Lúc này, Kiều gảy lên khúc “Bạc mệnh” như đang khóc thương cho số phận bất hạnh của chính mình. Đó là tiếng khóc cho cái chết của Từ Hải, oán hận tên Hồ Tôn Hiến kẻ xấu xa nhưng vẫn sống nhởn nhơ ngoài kia. Sự nhục nhã, đau đớn khiến âm thanh của tiếng đàn vẳng lên như đang than khóc, nguyền rủa, tố cáo kẻ độc ác. Đồng thời đó là tiếng đàn buồn thương về sự bất công của xã hội phong kiến lúc bấy giờ đẩy con người vào tận cùng đau khổ mà không thể phản kháng được. 

Câu 5

Câu 5 (trang 28, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Viết bài văn ngắn giới thiệu một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Sử dụng bài viết để lập dàn ý cho bài nói (Giới thiệu một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du theo lựa chọn cá nhân). 

Phương pháp giải:

Tìm hiểu một bài thơ của Nguyễn Du và lập dàn ý. 

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Bài làm

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn vào đoạn trích

b. Thân bài

* Vị trí của đoạn trích

- Nằm ở phần Gia biến và lưu lạc của Truyện Kiều

- Kiều bị lừa bán vào lầu xanh, uất ức định tự vẫn. Tú Bà giả hứa sẽ tìm người tốt gả Kiều cho và giam nàng tại lầu Ngưng Bích

* Bố cục và phân tích từng phần

- Phần 1: từ đầu… như chia tấm lòng

Cảnh vật nơi lầu Ngưng Bích

+ “Khóa xuân”: khóa kín tuổi xuân, cấm cung, ám chỉ Kiều đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích

+ “bốn bề”, “bát ngát”: không gian rộng lớn, vô tận

→ Đó là một khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, vắng lặng nhuốm màu tâm trạng của Thúy Kiều.

- Phần 2: tiếp… vừa người ôm

Nỗi nhớ gia đình và người thương của Thúy Kiều

+ Bẽ bàng: cảm giác xấu hổ, tủi nhục

+ mây sớm đèn khuya: sự tuần hoàn của cảnh vật

+ người dưới nguyệt chén đồng: đêm đính ước của Kim Kiều

→ Nổi bật nỗi nhớ cha mẹ, người thương của Kiều

- Phần 3: còn lại

Nỗi lo lắng trước cuộc sống tương lai của bản thân.

+ cửa bể chiều hôm: không gian rộng lớn, Kiều nhớ về quê hương của mình

+ hoa trôi man mác: hình ảnh cánh hoa như thân phận của Kiều, chìm nổi lênh đênh giữa dòng đời vô định

+ nội cỏ rầu rầu: cảnh vật trở lên buồn thảm như tâm trạng của Thúy Kiều

→ Bút pháp tả cảnh ngụ tình được sử dụng linh hoạt, làm nổi bật nên nỗi buồn của Kiều cũng như những dự đoán tương lai mờ mịt của nàng.

* Nghệ thuật

- Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như ẩn dụ, điệp, liệt kê…

c. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí