Soạn bài Chùm ca dao trào phúng SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn>
Bài ca dao số 1 nói về hoạt động nào của con người? Em căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Video hướng dẫn giải
Nội dung chính
Chùm ca dao trào phúng không chỉ làm nổi bật lên nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, mà còn phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư, tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội. Tiếng cười trong ca dao là tiếng cười trào lộng dí dỏm cũng là tiếng cười chua chát, phản kháng trước thực trạng xã hội còn nhiều bất công ngang trái và đả kích sâu sắc những thói hư tật xấu của con người. |
Câu 1
Câu 1 (trang 112, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài ca dao số 1 nói về hoạt động nào của con người? Em căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Hoạt động: hành nghề mê tín của thầy bói rởm.
- Căn cứ chi tiết mê tín và “hư ảo” qua những từ láy của tiếng trống, tiếng chiêng “chập chập”, “cheng cheng”.
Câu 2
Câu 2 (trang 112, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài ca dao số 1 phê phán đối tượng nào? Tại sao đối tượng đó lại bị phê phán?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Phê phán đối tượng: người bói toán dởm.
- Bị phê phán vì: đó là những lời dụ dỗ, mê tín mang tính chất lừa bịp và chuộc lợi.
Câu 3
Câu 3 (trang 112, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài ca dao số 2 tạo dựng sự tương phản, đối nghịch dựa trên yếu tố nào? Bài ca dao đó thể hiện tính cách gì của mèo và quan hệ như thế nào giữa mèo với chuột?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Dựa trên hai nhân vật: mèo - chuột.
- Phản ánh sự giả tạo của con mèo và sự khôn ngoan của chú chuột.
Câu 4
Câu 4 (trang 112, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Ở bài ca dao số 3, anh học trò đem bán những thứ gì để có tiền dẫn cưới? Hãy nhận xét về đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo. Có thể có những điều này trong thực tế không?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản và dựa vào hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Anh học trò đem bán bể, bán sông
- Nhận xét: những điều đó là phi thực tế đồng thời là cách mà anh học trò nghèo chế giễu hủ tục thách cưới.
Câu 5
Câu 5 (trang 112, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài ca dao số 3 lên án hủ tục gì? Cách lên án có tạo ra sự căng thẳng không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Lên án hủ tục thách cưới.
- Cách lên án đó có phần hài hước, dí dỏm nên không tạo ra sự căng thẳng.
- Việc dẫn hơn số lễ vật mà cô gái yêu cầu có phần phi thực tế nhưng cũng thể hiện sự trân trọng của chàng trai đối với phẩm giá của cô gái.
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 113 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 5 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập học kì 1 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Phiếu học tập số 2 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Phiếu học tập số 1 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập kiến thức kì 2 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Thách thức thứ hai: Kết nối cộng đồng người đọc SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Phiếu học tập số 2 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Phiếu học tập số 1 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Ôn tập kiến thức kì 2 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn
- Soạn bài Thách thức thứ hai: Kết nối cộng đồng người đọc SGK Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức - siêu ngắn