Soạn bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp) - Ngắn gọn nhất>
Soạn Văn lớp 6 ngắn nhất tập 2 bài Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp). Câu 1: I. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ:
Video hướng dẫn giải
Phần I
Video hướng dẫn giải
CÂU THIẾU CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ
Chỉ ra chỗ sai :
a. Câu chỉ có trạng ngữ, không có chủ ngữ, vị ngữ.
Chữa: thêm chủ ngữ và vị ngữ.
Mỗi khi qua cầu Long Biên, tôi thấy lòng mình bồi hồi và có điều gì đó rất lạ.
b. Câu chỉ có trạng ngữ, không có chủ ngữ, vị ngữ.
Chữa: Thêm chủ ngữ và vị ngữ.
Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, nhà điêu khắc đã biến một khúc gỗ thành một cái ghế rất đẹp.
Phần II
Video hướng dẫn giải
CÂU SAI VỀ QUAN HỆ NGỮ NGHĨA GIỮA CÁC THÀNH PHẦN CÂU
Trả lời câu 1 (trang 141 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Mỗi bộ phận in đậm trong câu sau nói về ai?
- “Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cắp mắt nảy lửa”: Nói về Dượng Hương Thư.
Trả lời câu 2 (trang 141 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Câu trên sai là nếu sắp xếp như vậy, người đọc dễ hiểu lầm là tất cả những phần in đậm là để miêu tả cho hành động của chủ ngữ “ta”. Đây là câu sai về mặt nghĩa.
Sửa lại:
Ta thấy Dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào…hùng vĩ.
Phần III
LUYỆN TẬP
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 141 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
a.
CN: cầu
VN: được đổi tên thành cầu Long Biên.
b.
CN: lòng tôi
VN: lại nhớ…oai hùng.
c.
CN: tôi
VN: cảm thấy chiếc cầu như …vững chắc.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 (trang 142 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Viết thêm chủ ngữ, vị ngữ:
a. …, chúng em ùa ra cổng trường.
b. …, lúa chín trĩu bông.
c. …, những chiếc nón trắng nhấp nhô.
d. …, chúng tôi chạy ra xem.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 3 (trang 142 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Chỉ ra chỗ sai và nêu cách chữa:
a. Lỗi: thiếu chủ ngữ, vị ngữ
Sửa: thêm chủ ngữ, vị ngữ
Giữa hồ, nơi có một tòa tháp cổ kính, một cụ rùa từ dưới nổi lên.
b. Lỗi: thiếu chủ ngữ và vị ngữ.
Sửa : thêm chủ ngữ và vị ngữ
Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh…anh hùng, chúng ta đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của đất nước mình.
c. Lỗi: thiếu CN, VN
Sửa: thêm CN, VN.
Nhằm ghi lại những chiến công…., chúng ta nên bảo vệ và gìn giữ cầu Long Biên.
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 4 (trang 142 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Các câu sai ở đâu và chữa như nào?
a. Sai về ý nghĩa từ ngữ:
Sửa: Cây cầu đưa…và còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
b. Lỗi: không rõ ai là người vừa đi học về.
Sửa: Thúy vừa đi học về, mẹ đã bảo Thúy sang đón em. Thúy cất vội cặp sách rồi đi ngay.
c. Lỗi: không rõ người cho kẹo có phải là Tuấn không? Bạn ý cho em bút hay là cho ai?
Chữa: Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và cho em một cây bút mới.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt lớp 6 tập 2 ngắn gọn nhất
- Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) lớp 6 tập 2 ngắn gọn nhất
- Soạn bài Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn) - ngắn gọn nhất
- Soạn bài Ôn tập Tiếng Việt - ngắn gọn nhất
- Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả - ngắn gọn nhất
- Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt lớp 6 tập 2 ngắn gọn nhất
- Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) lớp 6 tập 2 ngắn gọn nhất
- Soạn bài Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn) - ngắn gọn nhất
- Soạn bài Ôn tập Tiếng Việt - ngắn gọn nhất
- Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả - ngắn gọn nhất