Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự (Chi tiết)>
Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1. Câu 2. Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết thúc bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào?
Video hướng dẫn giải
Phần I
Video hướng dẫn giải
I. TÌM HIỂU CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
Đọc bài văn viết về Tuệ Tĩnh trong SGK - tr.44 và trả lời các câu hỏi:
a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?
b) Chủ đề của câu chuyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không?
Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Gạch dưới những câu văn đó.
c) Tên (nhân đề) của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề sau, em hãy chọn nhan đề nào thích hợp và nêu lí do:
- Tuệ Tĩnh và hai người bệnh
- Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh
- Y đức của Tuệ Tĩnh
d) Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn thực hiện những yêu cầu gì của bài vàn tự sự.
Trả lời:
a) Sự việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi nói lên phẩm chất hết lòng thương người bệnh của ông: ai nguy hiểm thì chữa trước, không màng danh lợi.
b) Chủ đề của bài văn là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh. Chủ đề này được thể hiện trong các câu: "hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh"; "Người ta giúp nhau lúc hoạn nạn, sao lại nói chuyện ân huệ”.
c) Cả ba tên truyện đều thích hợp, nhưng sắc thái khái nhau. Hai nhan đề sau đã chỉ ra khá sát. "Tấm lòng" nhấn mạnh đến khía cạnh tình cảm của Tuệ Tĩnh, còn "y đức" là đạo đức nghề y, nói tới lương tâm nghề nghiệp của Tuệ Tĩnh. Nhan đề một nêu lên tình huống phải lựa chọn, qua đó thể hiện phẩm chất cao đẹp của danh y.
d) Các phần:
- Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
- Thân bài: kể diễn biến của sự việc.
- Kết bài: kể kết cục của sự việc.
Phần II
Video hướng dẫn giải
II. LUYỆN TẬP
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc truyện Phần thưởng trong SGK và trả lời các câu hỏi:
a) Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề? Hãy gạch chân dưới những câu văn thể hiện sự việc đó.
b) Hãy chỉ ra ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
c) Truyện này với truyện Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề?
d) Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ nào?
Lời giải chi tiết:
a) Chủ đề: Truyện biểu dương trí thông minh và lòng trung thành với vua của người nông dân đồng thời chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan nọ. Chủ đề thể hiện tập trung ở việc người nông dân xin thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó. Câu văn thể hiện sự việc: "Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi lăm roi".
b) Ba phần của truyện:
- Mở bài: câu 1
- Thân bài: Các câu tiếp theo
- Kết bài: Câu cuối cùng
c) So sánh với truyện Tuệ Tĩnh:
* Giống nhau:
- Kể theo trật tự thời gian.
- Có ba phần rõ rệt.
- Ít hành động, nhiều đối thoại.
- Sự việc ở hai truyện đều có kịch tính, có bất ngờ.
- Kết bài ở cả hai truyện đều hay.
* Khác nhau:
- Mở bài Tuệ Tĩnh nói rõ ngay chủ đề. Mở bài Phần thưởng chỉ giới thiệu tình huống.
- Truyện Tuệ Tĩnh bất ngờ ở đầu truyện. Truyện Phần thưởng bất ngờ ở cuối truyện.
d) Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ: Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ, ngoài dự kiến của tên quan và người đọc, nhưng nói lên sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 (trang 45 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết thúc bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Phần mở bài:
+ Trong Sơn Tinh, Thủy Tinh: Nêu tình huống (chưa giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra, chỉ mới nói tới việc vua Hùng chuẩn bị kén rể).
+ Trong Sự tích Hồ Gươm cũng nêu tình huống, nhưng dẫn giải dài (đã giới thiệu rõ hơn cái ý cho mượn gươm).
- Phần kết thúc:
+ Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: nêu sự việc tiếp diễn.
+ Truyện Sự tích Hồ Gươm: Nêu sự việc kết thúc.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 10 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 6
- Đề số 9 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 6
- Đề số 8 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 6
- Đề số 7 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 6
- Đề số 6 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 6