Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Siêu ngắn
Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học siêu ngắn nhất trang 146 SGK ngữ văn 7 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Phần I
Video hướng dẫn giải
TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Đọc văn bản
2. Trả lời câu hỏi:
a) Bài văn viết về bài ca dao :
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
Đêm đêm tưởng dải ngân hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
b)
- Yếu tố tưởng tượng: Có một bóng người đội khăn, mặc áo dài, …
- Yếu tố liên tưởng: Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen của tôi.
- Yếu tố hồi tưởng: ...tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng, ...
- Yếu tố suy ngẫm: A! Sông Ngân! ... Thì ra cái vùng sao như cát, như thuỷ tinh.. vô cùng.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 148, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Cảm nghĩ về bài “Cảnh khuya”:
1. Mở bài: Giới thiệu bài thơ của Bác .
2. Thân bài:
- Thời điểm tiếp xúc với thiên nhiên của Bác
- Hình ảnh so sánh, quấn quýt, sinh động
- Từ sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người
- Từ tâm hồn cao cả của Bác: Bác vì dân, vì nước.
3. Kết bài: Cảm xúc chung về tác phẩm.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 (trang 148, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Lập dàn ý “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”:
1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn bài thơ và hoàn cảnh sáng tác.
2. Thân bài:
- Nghĩ về lúc ra đi và lúc trở về của nhà thơ.
- Giữa những cái đổi và cái không đổi của nhà thơ.
- Khi nhà thơ bị coi là người khách xa lạ
- Sự cảm thương đối với nhà thơ.
3. Kết bài: Thông cảm với những người xa quê.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục