Qua cầu rút ván.
- Thể loại: Thành ngữ
Thành ngữ nói đến loại người sống vô ơn, ích kỉ, sau khi được người khác giúp đỡ thì lật mặt, làm hại ân nhân của mình.
-
Ván: tấm gỗ phản và mỏng, có thể dùng để làm cầu.
-
Thành ngữ dựa theo một câu chuyện cổ. Theo đó, có hai người bạn rất thân với nhau là Lưu Cải và Lễ Châu. Khi sắp thi, Lễ Châu bị ốm nặng, sợ không qua khỏi nên bảo bạn mình bán vườn, nhà của mình để lấy tiền đi thi. Lưu Cải bán vườn, vừa có tiền chữa bệnh cho Lễ Châu, vừa có tiền đi thi. Lưu Cải đỗ quan to, ngày càng hắt hủi, xa lánh Lễ Châu. Lễ Châu không biết bạn đã thay đổi tính nết, vẫn vui mừng đến thăm bạn. Khi gặp được nhau, Lễ Châu theo bạn vào nhà. Khi vào nhà thì phải qua một cái cầu, Lưu Cải lợi dụng lúc trời tối liền rút miếng ván để Lễ Châu ngã xuống mà chết. May mắn, Lễ Châu phát hiện và biết được lòng dạ của bạn, kịp thời rút chân lại.
Đặt câu với thành ngữ:
-
Sau khi được anh ấy giúp đỡ vượt qua giai đoạn khó khăn, cô ấy lại qua cầu rút ván, cắt đứt mọi liên lạc và phủi tay chối bỏ ân nghĩa.
-
Dù đã nhiều lần bị phản bội bởi những người qua cầu rút ván, anh ấy vẫn luôn giữ lòng tin vào con người và sẵn sàng giúp đỡ những ai gặp khó khăn.
Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:
-
Ăn cháo đá bát.
-
Ăn mật trả gừng.
Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa:
-
Ăn cây nào rào cây ấy.
-
Ân trả, nghĩa đền.
- Qua đò khinh sóng nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Qua đò khinh sóng
- Quần là áo lượt nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Quần là áo lượt
- Quốc sắc thiên hương nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Quốc sắc thiên hương
- Quỷ tha ma bắt nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Quỷ tha ma bắt
- Quang minh chính đại nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Quang minh chính đại
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục