Ôn tập chủ đề 8 trang 118 SGK Công nghệ 12 Cánh diều


Hệ thống hóa kiến thức: Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr119 CH

Trả lời câu hỏi trang 119 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Hệ thống hóa kiến thức: Hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về công nghệ nuôi thủy sản.

Lời giải chi tiết:

Kĩ thuật nuôi cá rô phi trong lồng: Chuẩn bị lồng nuôi

Lựa chọn và thả giống

Quản lí, chăm sóc

Thu hoạch



Kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng: Chuẩn bị ao

Lựa chọn và thả giống

Quản lí, chăm sóc

Thu hoạch

Kĩ thuật nuôi nghêu bến tre:        Chuẩn bị bãi nuôi

Lựa chọn và thả giống

Quản lí, chăm sóc

Thu hoạch

Chuẩn bị cơ sở nuôi: Lựa chọn địa điểm

Cơ sở hạ tầng

Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ

Yêu cầu về nhân sự

Quản lí và chăm sóc:Sử dụng thức ăn

Theo dõi môi trường

Quản lí dịch bệnh

Lưu trữ hồ sơ và truy xuất nguồn gốc: tài liệu và lưu trữ hồ sơ

Truy xuất nguồn gốc

Công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn:khái niệm

Ưu và nhược điểm

Thành phần và nguyên lí hoạt động

Ứng dụng

Công nghệ Biofloc:Khái niệm

Ưu, nhược điểm

Ứng dụng

Bảo quản thủy sản:Bảo quản lạnh

Làm khô

Ướp muối

Chế biến thủy sản:Chế biến nước mắm

Chế biến tôm chua

Chế biến fillet

Sản phẩm đóng hộp

Ứng dụng một số công nghệ cao trong bảo quản, chế biến thủy sản

Công nghệ nano nitrogen

Công nghệ PU

Công nghệ nước phân cực

Câu hỏi tr119 CH1

Trả lời câu hỏi trang 119 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Mô tả kĩ thuật nuôi cá rô phi trong lồng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học.

Lời giải chi tiết:

Khâu

Yêu cầu kỹ thuật

1. Chọn địa điểm

 

- Vị trí

Vùng nước sạch, không ô nhiễm, dòng chảy nhẹ, độ sâu 2-3m.

- Điều kiện môi trường

pH 6,5-8,5, nhiệt độ 25-30°C, oxy hòa tan > 5mg/l.

2. Chuẩn bị lồng nuôi

 

- Chất liệu

Lưới nilon hoặc kim loại, kích thước tùy quy mô nuôi.

- Kết cấu

Khung chắc chắn, đáy lồng cách mặt nước 0,5m.

- Vị trí đặt

Khuất gió, tránh dòng chảy mạnh.

3. Chọn và thả giống

 

- Nguồn giống

Khỏe mạnh, không dị tật, kích thước đồng đều từ cơ sở uy tín.

- Mật độ thả

50-100 con/m3 (tùy kích thước lồng và môi trường).

- Thời điểm thả

Sáng sớm hoặc chiều mát.

4. Chăm sóc và quản lý

 

- Cho ăn

2-3 lần/ngày, lượng thức ăn 3-5% trọng lượng cá, thức ăn công nghiệp hoặc tự chế biến.

- Vệ sinh lồng

Thường xuyên, loại bỏ thức ăn thừa, xác cá chết và chất bẩn.

- Kiểm tra sức khỏe

Quan sát hàng ngày, phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.

- Phòng bệnh

Tắm nước muối, chế phẩm sinh học, vắc xin...

5. Thu hoạch

 

- Thời điểm

Khi cá đạt kích thước thương phẩm (sau 6-8 tháng).

- Phương pháp

Vợt hoặc lưới.

Câu hỏi tr119 CH2

Trả lời câu hỏi trang 119 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Mô tả kĩ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học.

Lời giải chi tiết:

Giai đoạn

Yêu cầu kỹ thuật

1. Chuẩn bị ao nuôi

 

- Thiết kế

Ao hình chữ nhật, diện tích 1000-5000 m2, sâu 1,2-1,5m, có cống cấp, thoát nước riêng.

- Xử lý đáy ao

Vôi nông nghiệp hoặc Dolomite, phơi khô 5-7 ngày.

- Gây màu nước

Phân hữu cơ hoặc vô cơ.

2. Chọn và thả giống

 

- Nguồn giống

Cơ sở uy tín, có giấy kiểm dịch.

- Kích cỡ giống

Tôm post larvae (PL) 12-15.

- Mật độ thả

80-120 con/m2.

- Thời điểm thả

Sáng sớm hoặc chiều mát.

3. Quản lý và chăm sóc

 

- Quản lý môi trường

Duy trì nhiệt độ 28-32°C, độ mặn 15-25‰, pH 7,5-8,5, oxy hòa tan > 4mg/l. Kiểm tra, xử lý nước định kỳ.

- Quản lý thức ăn

Cho ăn 4-5 lần/ngày, lượng tùy giai đoạn, thức ăn công nghiệp chất lượng cao. Quan sát, điều chỉnh hàng ngày.

- Quản lý sức khỏe

Kiểm tra thường xuyên, phòng bệnh bằng chế phẩm sinh học, vắc xin. Cách ly, xử lý tôm bệnh kịp thời.

4. Thu hoạch

 

- Thời gian

Sau 3-4 tháng nuôi, tôm đạt 30-40 con/kg.

- Phương pháp

Lưới kéo hoặc vó.

Câu hỏi tr119 CH3

Trả lời câu hỏi trang 119 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Mô tả kĩ thuật nuôi nghêu Bến Tre trên bãi triều.

Phương pháp giải:

 Vận dụng kiến thức đã học.

Lời giải chi tiết:

Quy trình

Mô tả

Chuẩn bị bãi nuôi

Lựa chọn bãi nuôi: Bãi nuôi nghêu cần có tỉ lệ cát bùn thích hợp (cát 70%, bùn 30%) và cỡ hạt từ 0,062 đến 0,250 mm, độ mặn từ 15 đến 25 %. Nền đáy bằng phẳng, không quá dốc. Bãi nuôi không bị phơi đáy quá 4 giờ/ngày và nhiệt độ của không khí tốt nhất trong khoảng 25 – 28 °C, cao nhất không quá 37 °C

Lựa chọn và thả giống

- Chọn nghêu giống sáng màu, không bị đóng rêu và há miệng. Tuỳ theo tốc độ dòng chảy và chất lượng nước có thể thả nuôi với mật độ khác nhau. Nơi có sóng gió lớn thì thả giống cỡ lớn và ngược lại. Nếu nghêu giống 20 000 con/kg thì có thể thả mật độ 5 000 con/m². Nếu cỡ giống 10 000 con/kg thì thả với mật độ 3 000 con/m², cỡ 1 000 con/kg thì thả cỡ 350 đến 400 con/m².

- Mùa vụ thả giống nghêu từ tháng 5 đến tháng 6 hằng năm. Rải đều nghêu giống lên mặt bãi vào sáng sớm hoặc chiều mát trước khi triều lên ngập bãi.

Chăm sóc và quản lí

Khi triều xuống tiến hành kiểm tra tỉ lệ vùi cát của nghêu để ước tính mật độ. Cào và san thưa những nơi nghêu tập trung quá dày. Khi nghêu lớn cần san thưa để nghêu tăng trưởng tốt hơn. San lấp các khu vực trũng cục bộ, thường xuyên theo dõi, kiểm tra địch hại, vệ sinh bãi nuôi đảm bảo dòng nước thông thoáng. Định kì kiểm tra sinh trưởng của nghêu để có những điều chỉnh kịp thời.

Thu hoạch

Sau khoảng 18 đến 20 tháng tháng nuôi, khi nghêu đạt kích cỡ từ 15 đến 20 g/con là có thể thu hoạch (Hình 18.4). Người nuôi có thể lựa chọn thu tỉa một phần hoặc thu toàn bộ tuỳ theo nhu cầu của thị trường và tốc độ sinh trưởng của nghêu. Thu hoạch nghêu khi nước triều rút.

Câu hỏi tr119 CH4

Trả lời câu hỏi trang 119 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Hãy trình bày các công nghệ cao áp dụng trong nuôi trồng thuỷ sản theo mẫu Bảng 1.

Phương pháp giải:

Quan sát Bảng 1.

Lời giải chi tiết:

Tên công nghệ

Đối tượng áp dụng

Ưu điểm

Nhược điểm

CN tuần hoàn

Các loài thủy sản, nước

kiểm soát hoàn toàn chất lượng nước vào và ra, tăng hàm lượng oxygen và tạo dòng chảy kích thích cá lớn nhanh

chi phí đầu tư lớn, tiêu hao nhiều năng lượng và đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao để vận hành.

CN biofloc

Các loài thủy sản, nước

mức độ an toàn sinh học cao, ngăn ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh và cải thiện chất lượng nước, ít thay nước, có thể được sử dụng làm thức ăn cho các đối tượng nuôi giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả nuôi.

người nuôi phải có kiến thức, kinh nghiệm và liên tục theo dõi hàm lượng C, N để đưa ra các giải pháp điều chỉnh tỉ lệ hợp lí. Hệ thống cũng yêu cầu phải có sục khí liên tục làm gia tăng chi phí năng lượng

Câu hỏi tr119 CH5

Trả lời câu hỏi trang 119 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

 Vì sao cần phải áp dụng quy chuẩn VietGAP trong nuôi thuỷ sản? Hãy phân tích quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học.

Lời giải chi tiết:

* Cần phải áp dụng quy chuẩn VietGAP trong nuôi thuỷ sản vì:

+ Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

+ Giảm chi phí sản xuất

+ Tăng khả năng truy xuất nguồn gốc

+ Mở rộng thị trường tiêu thụ

+ Đảm bảo an toàn thực phẩm

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm

+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

* Quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP:

Quy trình

Mô tả

Lựa chọn con giống

Sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.

Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi cần được cọ rửa, khử trùng và cải tạo trước khi thả giống.

Thức ăn và cho ăn

- Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con nuôi.

- Cho ăn theo định lượng, đúng giờ, tránh dư thừa thức ăn.

Quản lý chất lượng nước

- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước như pH, độ mặn, oxy hòa tan, …

- Có biện pháp điều chỉnh chất lượng nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con nuôi.

Phòng ngừa và trị bệnh

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như tiêm phòng, sát trùng định kỳ.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Thu hoạch

Thu hoạch sản phẩm đúng thời điểm, tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.

Ghi chép và lưu trữ hồ sơ

- Ghi chép đầy đủ các thông tin về quá trình nuôi trồng thủy sản như con giống, thức ăn, sử dụng hóa chất, …

- Lưu trữ hồ sơ để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Câu hỏi tr119 CH6

Trả lời câu hỏi trang 119 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Hãy mô tả một số phương pháp bảo quản thuỷ sản theo mẫu Bảng 2.

Phương pháp giải:

 Quan sát Bảng 2.

Lời giải chi tiết:

Tên phương pháp

Nguyên lí

Ưu điểm

Nhược điểm

Bảo quản lạnh

phương pháp hạ nhiệt độ của thuỷ sản xuống thấp để ức chế hoạt động của vi sinh vật phân huỷ.

+ Hiệu quả cao: Ức chế vi sinh vật, kéo dài thời gian bảo quản (từ vài ngày đến vài tháng).

+ Giữ nguyên chất lượng: Giữ được hương vị, độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của thủy sản.

+ Có nhiều phương pháp: Lựa chọn phù hợp với từng loại thủy sản và điều kiện cụ thể (lạnh tươi, đông lạnh, cấp đông).

+ Chi phí cao: Cần thiết bị chuyên dụng (tủ lạnh, kho lạnh) và tiêu hao năng lượng.

+ Hạn chế về thời gian bảo quản: Không thể bảo quản vĩnh viễn, chất lượng giảm dần theo thời gian.

+ Có thể làm thay đổi chất lượng: Ảnh hưởng đến độ giòn dai, kết cấu của thủy sản nếu bảo quản không đúng cách.

Làm khô

phương pháp làm giảm độ ẩm của sản phẩm thuỷ sản với mục đích bảo quản thuỷ sản trong thời gian dài.

+ Đơn giản, dễ thực hiện: Phương pháp truyền thống, dễ áp dụng cho nhiều loại thủy sản.

+ Tiết kiệm chi phí: Không cần thiết bị chuyên dụng, ít tốn năng lượng.

+ Bảo quản lâu dài: Có thể bảo quản trong thời gian dài nếu được thực hiện đúng cách.

+ Làm thay đổi chất lượng: Ảnh hưởng đến hương vị, độ tươi ngon, giá trị dinh dưỡng và độ giòn dai của thủy sản.

+ Mất nước: Khối lượng thủy sản giảm đi đáng kể sau khi làm khô.

+ Yêu cầu điều kiện thích hợp: Cần có đủ ánh nắng mặt trời hoặc máy sấy để làm khô.

Ướp muối

Phương pháp dùng độ mặn cao để ức chế sự phát triển của các loài vi khuẩn phân hủy

+ Đơn giản, dễ thực hiện: Phương pháp truyền thống, dễ áp dụng cho nhiều loại thủy sản.

+ Tiết kiệm chi phí: Không cần thiết bị chuyên dụng, ít tốn năng lượng.

+ Bảo quản lâu dài: Có thể bảo quản trong thời gian dài nếu được thực hiện đúng cách.

+ Khử trùng: Muối có khả năng diệt vi sinh vật, giúp bảo quản thủy sản tốt hơn.

+ Làm thay đổi hương vị: Tăng độ mặn, ảnh hưởng đến hương vị ban đầu của thủy sản.

+ Làm thay đổi chất lượng: Ảnh hưởng đến độ giòn dai, kết cấu của thủy sản.

+ Hạn chế đối với người có bệnh: Không phù hợp với người có bệnh tim mạch, huyết áp cao.

Câu hỏi tr119 CH7

Trả lời câu hỏi trang 119 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Hãy mô tả một số phương pháp bảo quản thủy sản theo mẫu Bảng 3.

Phương pháp giải:

Quan sát Bảng 3.

Lời giải chi tiết:

Tên phương pháp

Các bước chế biến

Chế biến nước mắm truyền thống

+ Lựa chọn nguyên liệu: cá, muối

+ Trộn cá và muối với tỉ lệ 20 – 25% muối

+ Ủ chượp

+ Rút mắm, lọc

+ Đóng chai

Chế biến tôm chua

+ Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu (làm sạch nguyên liệu, ngâm tôm với rượu, vớt tôm ráo nước, chuẩn bị gia vị)

+ Phối trộn

+ Đóng hộp, len men

+ Thành phẩm

Chế biến Fillet

+ Lựa chọn và sơ chế nguyên liệu

+ Lọc tách cơ thịt

+ Rửa và sửa miếng, loại xương dăm

+ Phân loại

+ Cấp đông

+ Đóng gói

+ Bảo quản

Sản phẩm đóng hộp

+ Lựa chọn nguyên liệu, rửa, cắt khúc

+ Ướp muối và gia vị

+ Chế biến sơ bộ

+ Vào hộp, bổ sung nước sốt

+ Bài khí, ghép mí

+ Thanh trùng, làm nguội, dán nhãn, bảo quản thành phẩm

Câu hỏi tr119 CH8

Trả lời câu hỏi trang 119 SGK Công nghệ 12 Cánh diều

Nêu một số công nghệ cao trong bảo quản và chế biến thủy sản

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học.

Lời giải chi tiết:

Một số công nghệ cao được ứng dụng trong bảo quản, chế biến thủy sản:

- Công nghệ nước phân cực

- Ứng dụng công nghệ nano nitrogen

- Ứng dụng công nghệ PU

- Ứng dụng công nghệ cao sản xuất surimi.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí