Lý thuyết vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu


Lý thuyết vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Bài 1. Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI CHÂU ÂU

- Vị trí địa lí:

+ Châu Âu nằm phía tây lục địa Á – Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran.

+ Kéo dài từ khoảng 36oB – 71oB.

+ 3 mặt giáp biển và đại dương.

- Hình dạng:

+ Lãnh thổ tựa như 1 bán đảo lớn của lục địa Á – Âu kéo dài về phía tây nam.

+ Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển và vịnh ăn sâu vào trong đất liền => lãnh thổ có dạng lồi lõm phức tạp.

- Kích thước: Diện tích trên 10 triệu km2 (chiếm khoảng 6,8% diện tích đất liền của Trái Đất).

II. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

1. Các khu vực địa hình chính

Châu Âu có 2 khu vực địa hình chính: đồng bằng và miền núi.

* Khu vực đồng bằng

- Chiếm 2/3 S, phân bố phía đông châu lục.

- Các đồng bằng thực chất là 1 miền đồi lượn sóng thoải, xen kẽ các vùng đất thấp hoặc thung lũng rộng.

* Khu vực miền núi: núi già và núi trẻ

- Núi già:

+ Phân bố: phía bắc và vùng trung tâm châu lục.

+ Địa hình: chủ yếu là núi trung bình và núi thấp với đỉnh nhọn, sườn thoải.

+ Nhiều suối nước nóng.

- Núi trẻ:

+ Phân bố: phía nam châu lục.

+ Địa hình: phần lớn núi trẻ có độ cao trung bình, núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1,5% S lãnh thổ.

2. Đặc điểm phân hóa khí hậu

Khí hậu phân hóa đa dạng, lãnh thổ nằm trong 3 đới khí hậu:

* Đới khí hậu cực và cận cực

- Phân bố: dải hẹp ở Bắc Âu.

- Khí hậu: mùa đông không quá lạnh, mùa hạ mát và ẩm; lượng mưa ít.

=> Do tác động của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương.

* Đới khí hậu ôn đới

- Phân bố: phần lớn lãnh thổ (gồm Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu).

- Địa hình: cắt xẻ mạnh.

- Khí hậu: phân hóa rõ rệt.

+ Tây Âu và Trung Âu: khí hậu ôn đới hải dương, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn.

=> Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương cùng gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.

+ Đông Âu: khí hậu ôn đới lục địa khô và lạnh, ít mưa.

=> Do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới giảm.

* Đới khí hậu cận nhiệt đới

- Phân bố: Nam Âu.

- Khí hậu: cận nhiệt địa trung hải (mùa hạ nóng khô do ảnh hưởng của áp cao cận nhiệt; mùa đông không lạnh lắm, mưa nhiều do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới).

3. Các sông lớn

- Mạng lưới sông ngòi khá phát triển nhưng đa số là sông ngắn, diện tích lưu vực không đáng kể.

- Các sông lớn: Rai-nơ, Đa-nuýp, Von-ga,…

4. Các đới thiên nhiên

Thiên nhiên được phân hóa thành 2 đới rõ rệt:

- Đới lạnh:

+ Phân bố: diện tích nhỏ ở Bắc Âu và các đảo, quần đảo ở Bắc Băng Dương.

+ Khí hậu: lạnh và ẩm quanh năm.

+ Thực vật: rêu, địa y.

+ Động vật: nghèo về thành phần loài.

- Đới ôn hòa:

+ Phân bố: Chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ.

+ Khí hậu: có sự phân hóa theo hướng tây - đông. Ven biển có khí hậu ôn đới hải dương ôn hòa, sâu trong lục địa có khí hậu ôn đới lục địa. Phía Nam có khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

+ Thực vật: có sự phân hóa tây - đông, cụ thể: ven biển có rừng lá rộng, rừng hỗn hợp; vào sâu trong lục địa là rừng lá kim, thảo nguyên; phía đông nam là cảnh quan thảo nguyên, bán hoang mạc; phía nam có rừng lá cứng địa trung hải như sồi, nguyệt quế, ô liu,...

+ Động vật: đa dạng, có các loài như nai sừng tấm, sóc, gấu nâu, linh miêu, thằn lằn, tắc kè,...


Bình chọn:
4.2 trên 11 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí