Lý thuyết về khí áp, gió và mưa


Bài 8 Khí áp, gió và mưa

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Bài 8. Khí áp, gió và mưa


1. KHÍ ÁP

a. Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

- Trên bề mặt Trái Đất có hai đai khí áp cao cực, hai đai khí áp thấp ôn đới, hai đai khí áp cao cận nhiệt đới, và đai áp thấp xích đạo.

- Sự hình thành của các đai khí áp có nguồn gốc nhiệt và động lực.

+ Đai áp thấp Xích đạo (nguyên nhân nhiệt lực): vùng Xích đạo có nhiệt độ cao không khí bị đốt nóng, nở ra, tạo thành đai áp thấp xích đạo.

+ Đai áp cao cận chí tuyến (nguyên nhân động lực): không khí bốc lên cao từ vùng Xích đạo, di chuyển tới 2 vùng chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng.

+ Vùng Bắc Cực và Nam Cực (nguyên nhân nhiệt lực): do nhiệt độ rất thấp, sức nén không khí tăng, hình thành nên các đai áp cao cực.

+ Đai áp thấp ôn đới (nguyên nhân động lực): từ các đai áp cao cận chí tuyến và vùng cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau và bốc lên cao, sức nén không khí giảm.

+ Các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các khu vực khí áp riêng biệt, do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

b. Nguyên nhân sự thay đổi khí áp: Do sự thay đổi của độ cao, nhiệt độ, độ ẩm không khí.

- Càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén của không khí càng giảm nên khí áp càng nhỏ.

- Nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng của không khí giảm đi nên khí áp giảm.

- Không khí có độ ẩm cao thì khí áp giảm. Khi nhiệt độ cao, hơi nước bốc lên chiếm dần chỗ của không khí khô, làm khí áp giảm.

2. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH TRÊN TRÁI ĐẤT

3. GIÓ ĐỊA PHƯƠNG

a. Gió đất, gió biển

- Gió đất, gió biển là gió hình thành ở vùng ven biển, có hướng thay đổi theo ngày và đêm.

- Vào ban ngày, mặt đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn và nóng hơn so với vùng biển, nên có khí áp thấp hơn so với biển => gió từ biển thổi vào.

- Vào ban đêm, mặt đất giữ nhiệt kém, tỏa nhiệt nhanh hơn nên lạnh hơn so với vùng biển, nên có khí áp cao hơn so với biển => hình thành nên gió đất.

b. Gió phơn 

- Gió phơn là loại gió vượt qua núi và thổi xuống, nóng và khô.

- Khi một luồng gió nóng ẩm từ biển thổi vào đất liền và bị chặn bởi một dãy núi, không khí sẽ dần bốc lên cao. Càng lên cao, không khí càng lạnh, hơi nước ngưng tụ tạo thành mây và gây mưa. Sau khi vượt qua đỉnh núi, độ ẩm của không khí giảm dần. Càng xuống thấp, nhiệt độ càng tăng, khiến cho loại gió này trở nên khô và nóng.

Ví dụ: Ở Việt Nam, khu vực duyên hải miền Trung thường xuyên phải gánh chịu các đợt gió phơn (gió Lào) rất khô và nóng. Gió này bản chất là gió tây nam nóng ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương. Sau khi vượt qua dãy núi Trường Sơn ở phía tây, nó bị biến tính, trở nên khô và nóng.

c. Gió núi - thung lũng

- Gió núi - thung lũng là loại gió hoạt động theo ngày đêm ở khu vực miền núi. 

- Ban ngày, không khí ở sườn núi được đốt nóng hơn so với không khí ở xung quanh nên gió thổi lên theo sườn núi và ở trên gió thổi về phía thung lũng. Ban đêm, không khí ở sườn núi lạnh hơn xung quanh nên gió thổi dọc theo sườn núi xuống dưới, ở dưới, không khí bốc lên trên thung lũng.

4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA

a. Khí áp

- Ở các khu khí áp thấp, không khí bị hút vào giữa và đẩy lên cao, ngưng tụ tạo thành mây và gây mưa. Ở các khu áp cao, chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên mưa rất ít hoặc không có mưa.

=> khu vực xích đạo và ôn đới là nơi có áp thấp nên mưa nhiều, ở cực và chí tuyến là nơi có áp cao nên mưa ít.

b. Gió

- Ở những nơi có gió từ biển thổi vào hoặc có hoạt động của gió mùa thường có mưa lớn.

- Ở những nơi chịu ảnh hưởng của gió Tín phong thường mưa ít.

c. Frông 

- Frông là mặt tiếp xúc của hai khối khí có nguồn gốc và tính chất vật lí khác nhau, nơi không khí bị nhiễu loạn và sinh ra mưa.

- Dọc các frông nóng cũng như frông lạnh, không khí nóng bị đẩy lên cao tạo thành mây và gây mưa, đó là frông.

- Các khối khí nóng ẩm trong vùng nội chí tuyến tiếp xúc với nhau tạo thành dải hội tụ nhiệt đới, gây mưa lớn, đó là mưa dải hội tụ. Lượng mưa dải hội tụ lớn hơn rất nhiều so với mưa frông. 

d. Dòng biển

- Những nơi có dòng biển nóng chảy qua có mưa nhiều vì phía trên dòng biển nóng, không khí thường chứa nhiều hơi nước. Ngược lại, những nơi có dòng biển lạnh chảy qua, thường có mưa ít vì không khí lạnh, nước không bốc hơi lên được.

e. Địa hình

- Cùng một sườn núi, nhưng mưa lại không giống nhau theo độ cao. 

+ Ở vùng nhiệt đới và ôn đới, nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, tới một độ cao nhất định sẽ không còn mưa nữa do độ ẩm không khí đã giảm nhiều, nên các sườn núi cao và đỉnh núi thường ít mưa.

+ Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

5. SỰ PHÂN BỐ MƯA TRÊN THẾ GIỚI

a. Phân bố mưa theo vĩ độ

- Lượng mưa trên thế giới phân bố không đều theo vĩ độ.

- Ở vùng xích đạo, mưa nhiều nhất, tiếp đó là hai vùng ôn đới, hai vùng chí tuyến mưa tương đối ít, càng về gần cực, mưa càng ít.

b. Phân bố mưa theo khu vực

- Lượng mưa không giống nhau giữa các khu vực theo chiều từ tây sang đông.

- Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của dòng biển nóng, lạnh, vị trí xa hay gần đại dương.


Bình chọn:
3.4 trên 5 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Cánh Diều - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.