Lý thuyết nhân giống cây trồng - Công nghệ 10


Giống tác giả: là giống do tác giả chọn ra, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, dùng sản xuất giống siêu nguyên chủng

BÀI 13: NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG

I. Các cấp giống cây trồng

Các cấp giống cây trồng là

- Giống tác giả: là giống do tác giả chọn ra, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, dùng sản xuất giống siêu nguyên chủng

- Giống siêu nguyên chủng: là giống nhân ra từ giống tác giả, dùng để sản xuất giống nguyên chủng

- Giống nguyên chủng: là giống nhân ra tuwf giống siêu nguyên chủng, dùng sản xuất giống xác nhận

- Giống xác nhận (hay giống thương mại): là giống nhân ra từ giống nguyên chủng, là cấp cuối cùng của  giống và được sản xuất đại trà

II. Một số phương pháp nhân giống cây trồng

1. Phương pháp nhân giống hữu tính

Nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt, áp dụng ở lúa, ngô , các loại đậu và một số loại rau.

Các tiến hành:

- Vụ 1: Nhân hạt giống tác giả

- Vụ 2: Sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng

- Vụ 3: Sản xuất hạt giống nguyên chủng

- Vụ 4: Sản xuất hạt giống xác nhận

2. Phương pháp nhân giống vô tính

Nhân giống vô tính cây trồng là phương pháp nhân giống mà cây con được hình thành từ bộ phận cơ quan sinh dưỡng (thân, lá, rễ) của cây mẹ

a. Phương pháp giâm cành

- Cách tiến hành

+ Bước 1: Chọn cành giâm

+ Bước 2: Cắt cành giâm, cắt bỏ bớt lá

+ Bước 3: Nhúng cành giâm vào chất kích thích ra rễ

+ Bước 4: Cắm cành giâm vào nền giâm

+ Bước 5: Chăm sóc cành giâm (tưới nước, giữ ẩm,..)

- Ưu điểm và nhược điểm

+ Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, hệ số nhân giống tương đối cao

+ Nhược điểm: bộ rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt, dễ nhiễm bệnh từ cây mẹ

b. Phương pháp chiết cành

- Cách tiến hành

+ Chọn cành khỏe 

+ Lấy dao tách một đoạn vỏ, dùng thuốc kích thích ra rễ và bỏ đất vào đoạn vừa tách vỏ, bọc nylon và dùng dây buộc chặt hai đầu

+ Khi đoạn cành mọc rễ, cắt khỏi cây mẹ. mang trồng

- Ưu điểm và nhược điểm

+ Ưu điểm: cây con khỏe mạnh hơn so với cây giâm cành

+ Nhược điểm: bộ rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt, cây giống dễ bị nhiễm bệnh từ cây mẹ, hệ số nhân giống thấp

c. Phương pháp ghép 

- Cách tiến hành

+ Bước 1: Gieo trồng cây gốc ghép

+ Bước 2: Chọn cành ghép, mắt ghép

+ Bước 3: Xử lí gốc ghép, cành ghép, mắt ghép phù hợp

+ Bước 4: Ghép cành ghép, mắt ghép vào gốc ghép

+ Bước 5: Xử lí sau ghép

- Ưu điểm và nhược điểm

+ Ưu điểm: cây ghép có bộ rễ khoẻ mạnh, thích nghi tốt, sinh trưởng, phát triển khoẻ

+ Nhược điểm: đòi hỏi kĩ thuật cao

d. Nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào

- Cách tiến hành

+ Bước 1: Chọn vật liệu ban đầu (tuyển lựa bộ phận của cây cho nguồn mẫu sạch và chất lượng tốt nhất)

+ Bước 2: Khử trùng mẫu

+ Bước 3: Tạo chồi trong môi trường thích hợp

+ Bước 4: Ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh

+ Bước 5: Đưa cây ra vườn ươm.

- Ưu điểm và nhược điểm

+ Ưu điểm: nhân nhanh số lượng cây giống, không phụ thuộc mùa vụ, cây giống đồng nhất về di truyền và sạch bệnh, hệ số nhân giống cao

+ Nhược điểm: tốn kinh phí, công sức, đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí