Lý thuyết một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng - Công nghệ 10


Chọn lọc hỗn hợp là phương pháp chọn các cá thể mong muốn dựa vào kiểu hình, thu hoạch và hỗn hợp hạt của các cá thể được chọn để gieo trồng và đánh giá ở vụ sau. Quá trình được lặp lại cho đến khi đạt kết quả chọn giống mong muốn

BÀI 12: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN, TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

I. Các phương pháp chọn giống cây trồng

1. Chọn lọc hỗn hợp

a) Cách tiến hành

Chọn lọc hỗn hợp là phương pháp chọn các cá thể mong muốn dựa vào kiểu hình, thu hoạch và hỗn hợp hạt của các cá thể được chọn để gieo trồng và đánh giá ở vụ sau. Quá trình được lặp lại cho đến khi đạt kết quả chọn giống mong muốn.

Chọn lọc hỗn hợp 1 lần:

- Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu (giống ban đầu trước khi chọn lọc) (1), chọn khoảng 10% các cây tốt, thu hoạch hỗn hợp hạt.

- Vụ 2: Gieo chung hạt của các cây được chọn (2), so sánh với giống khởi đầu (1) và giống đối chứng (3) để đánh giá hiệu quả chọn giống.

Chọn lọc hỗn hợp nhiều lần:

 -Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu (giống ban đầu trước khi chọn lọc) (1), chọn khoảng 10% các cây tốt, thu hoạch hỗn hợp hạt.

- Vụ 2: Gieo chung hạt của các cây được chọn (2), so sánh với giống khởi đầu (1) và giống đối chứng (3) để đánh giá hiệu quả chọn giống.

- Vụ 3 (4,5...): Nếu chưa đạt mục tiêu chọn giống thì lặp lại chu kì của vụ 1 và vụ 2 cho đến khi đạt được mục tiêu.

b. Ưu điểm và nhược điểm

- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém

- Nhược điểm: không đánh giá được đặc điểm di truyền từng cá thể, hiệu quả chọn lọc không cao.

2. Chọn lọc cá thể

a. Cách tiến hành

Chọn lọc cá thể là phương pháp chọn lọc dựa vào quần thể cây trồng để chọn ra một hay một số cá thể phù hợp mục tiêu, áp dụng với các cây tự thụ phấn.

Tiến hành như sau:

- Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu, chọn một vài cá thể tốt nhất, thu hoạch, bảo quản hạt riêng để trồng cho vụ sau.

- Vụ 2: Gieo riêng hạt của các cây được chọn, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để đánh giá hiệu quả chọn giống.

- Vụ 3 (4, 5...): Lặp lại chu kì của vụ 1 và vụ 2 cho đến khi đạt được mục tiêu chọn giống.

b. Ưu điểm và nhược điểm

- Ưu điểm: chọn giống nhanh đạt được kết quả, độ đồng đều cao, năng suất ổn định

- Nhược điểm: tiến hành công phu, tốn kém, cần nhiều diện tích gieo trồng.

II. Một số phương pháp tạo giống cây trồng

1. Tạo giống bằng phương pháp lai

a. Tạo giống thuần chủng

Giống thuần chủng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ sau giống thế hệ trước, lai tạo bằng phương pháp lai đơn. 

Tiến hành như sau:

- Bước 1: Chọn giống hay dòng làm bố, mẹ

- Bước 2: Gieo trồng để cây bố, mẹ nở hoa trùng nhau, lấy phấn của cây bố thụ cho hoa của cây mẹ đã khử đực. Thu hoạch hạt gieo trồng ở vụ sau (hạt F1).

 -Bước 3: Gieo trồng hạt F1, đánh giá để loại cây dị dạng, cây bị bệnh, cây không phải cây lai. Các cây còn lại thu hạt để riêng thành từ dòng.

 -Bước 4: Hạt của mỗi cây F1 gieo thành một hàng hay một ô. Đánh giá chọn cây tốt, thu hạt để riêng thành từng dòng. Quá trình được thực hiện lặp lại qua nhiều vụ cho đến khi thu được dòng thuần.

- Bước 5: Đánh giá và so sánh dòng thuần chọn được với dòng đối chứng

- Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định.

b. Tạo giống ưu thế lai

Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng  suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ; lai tạo bằng phép lai khác dòng.

Tiến hành như sau:

- Bước 1: Thu thập vật liệu di truyền

- Bước 2: Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để tạo dòng thuần bố mẹ

- Bước 3: Cho các dòng thuần bố mẹ lai với nhau

- Bước 4: Đánh giá và chọn các tổ hợp lai có ưu thế lai mong muốn

- Bước 5: Nghiên cứu sản xuất hạt lai

- Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định.

2. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

a. Cách tiến hành

Phương pháp gây đột biến sử dụng tác nhân vật lí, hoá học hoặc sinh học gây biến đổi vật chất di truyền của các giống cây trồng nhằm tạo ra giống mới mang gene mới.

Tiến hành như sau:

- Bước 1: Thu thập vật liệu di truyền

- Bước 2: Xử lí vật liệu bằng các tác nhân gây đột biến

- Bước 3: Chọn các thể đột biến có kiểu hình mong muốn

- Bước 4: Tạo dòng thuần chủng bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều thế hệ

- Bước 5: Đánh giá các dòng theo quy định

- Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định

b. Một số thành tựu

3. Tạo giống bằng công nghệ gen

a. Cách tiến hành

Công nghệ gen là phương pháp tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.

Kĩ thuật chuyển gen hay cây trồng biến đổi gen tiến hành như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị sinh vật hoặc tế bào cho gen và sinh vật hoặc tế bào nhận gen.

- Bước 2: Thu nhận gen cần chuyển từ sinh vật hoặc tế bào cho gen bằng kĩ thuật phù hợp.

- Bước 3: Gắn gen cần chuyển vào công cụ chuyển gen (súng bắn gen, thể truyền).

- Bước 4: Chuyển gen vào sinh vật hoặc tế bào nhận gen.

- Bước 5: Chọn lọc sinh vật hoặc tế bào mang gen cần chuyển.

- Bước 6: Đánh giá, khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định

b. Một số thành tựu


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí