Lý thuyết Lực hấp dẫn và trọng lượng KHTN 6 Chân trời sáng tạo>
Lý thuyết Lực hấp dẫn và trọng lượng KHTN 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
LỰC HẤP DẪN VÀ TRỌNG LƯỢNG
I. Khối lượng
Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.
Ví dụ: Trên vỏ hộp sữa có ghi “Khối lượng tịnh 380g”. Số ghi đó chỉ lượng sữa chứa trong hộp.
II. Lực hấp dẫn
- Không chỉ Trái Đất hút các vật mà mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau. Lực hút này được gọi chung là lực hấp dẫn.
- Độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật. Cùng một vật đặt trên các thiên thể khác nhau sẽ chịu lực hấp dẫn khác nhau.
Vị trí đặt vật |
Khối lượng vật |
Trọng lượng vật |
Trái Đất |
1 kg |
9,8 N |
Mặt Trăng |
1 kg |
1,7 N |
Hỏa tinh |
1 kg |
3,6 N |
III. Trọng lượng của vật
- Trái Đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật chính là lực hấp dẫn. Lực này còn được gọi là trọng lực.
+ Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
+ Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó. Kí hiệu là P. Đơn vị là niuton (N).
Trọng lượng của quả cân 100g là 1N.
Trọng lượng của một vật 1kg là 10N.
Sơ đồ tư duy về lực hấp dẫn và trọng lượng - KHTN 6 - Chân trời sáng tạo
- Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 163 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo
- Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 mục 1 trang 163 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo
- Trả lời luyện tập mục 1 trang 163 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo
- Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 mục 2 trang 163 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo
- Trả lời luyện tập mục 2 trang 163 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục