-
PHẦN MỞ ĐẦU
-
CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO
-
CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT
-
CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ
-
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG
-
CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT - HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT
-
CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG
-
CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
-
CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
-
Bài 22: Phân loại thế giới sống
-
Bài 23: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân
-
Bài 24: Virus
-
Bài 25: Vi khuẩn
-
Bài 26: Thực hành quan sát vi khuẩn
-
Bài 27: Nguyên sinh vật
-
Bài 28: Nấm
-
Bài 29: Thực vật
-
Bài 30: Thực hành phân loại thực vật
-
Bài 31: Động vật
-
Bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên
-
Bài 33: Đa dạng sinh học
-
Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
-
-
CHỦ ĐỀ 9: LỰC
-
CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG
-
CHỦ ĐỀ 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI


Lý thuyết Hệ Mặt Trời và Ngân Hà KHTN 6 Chân trời sáng tạo>
Lý thuyết Hệ Mặt Trời và Ngân Hà KHTN 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
Hệ Mặt Trời và Ngân Hà
I. Cấu trúc của hệ Mặt Trời
- Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời.
- Trong hệ Mặt Trời, các hành tinh quay quanh Mặt Trời còn các vệ tinh quay quanh các hành tinh.
- Trong hệ Mặt Trời, ngoài Mặt Trời còn có hai nhóm:
+ Nhóm 1: gồm 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng.
+ Nhóm 2: gồm các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch.
- Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.
- Chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của một hành tinh là khoảng thời gian để nó chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì khác nhau.
II. Ánh sáng của các thiên thể
- Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng vì chúng thực chất là một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao:
+ Nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời khoảng 6000 K.
+ Ngôi sao có nhiệt độ bề mặt thấp nhất cũng tới 3000 K, nhiệt độ bề mặt cao nhất cỡ 50000 K.
- Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng mặt trời.
III. Ngân Hà và hệ Mặt Trời
- Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm Ngân Hà 26000 năm ánh sáng (cỡ 2/3 bán kính của nó).
- Kích thước của hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ so với kích thước của Ngân Hà.
- Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ 220000 m/s nhưng phải mất 230 triệu năm mới quay được 1 vòng.
- Hình ảnh dải Ngân Hà quan sát từ Trái Đất: