Lý thuyết Đo thời gian KHTN 6 Chân trời sáng tạo>
Lý thuyết Đo thời gian KHTN 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
ĐO THỜI GIAN
1. Đơn vị và dụng cụ đo thời gian
- Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây, kí hiệu là s.
- Các ước số và bội số của đơn vị giây ta thường gặp là: giờ, phút, ngày, tuần, tháng,…
- Quy đổi đơn vị thời gian:
1 phút = 60 giây
1 giờ = 60 phút
1 ngày = 24 giờ
- Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau như: đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, …
2. Thực hành đo thời gian
Khi đo thời gian của một hoạt động ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ước lượng khoảng thời gian cần đo
Bước 2: Chọn đồng hồ phù hợp
Bước 3: Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo
Bước 4: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ
Bước 5: Đọc và ghi kết quả
Sơ đồ tư duy về đo thời gian - KHTN 6 - Chân trời sáng tạo
- Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 27 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo
- Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 mục 1 trang 27 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo
- Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 mục 1 trang 27 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo
- Trả lời Câu hỏi thảo luận 3 mục 2 trang 28 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo
- Trả lời Câu hỏi thảo luận 4 mục 2 trang 28 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục