Lý thuyết Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện - Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo>
Sự tương tác giữa các điện tích Định luật Coulomb
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
BÀI 11: ĐỊNH LUẬT COULOMB VỀ TƯƠNG TÁC TĨNH ĐIỆN
1. Sự tương tác giữa các điện tích
a. Hai loại điện tích
- Có hai loại điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Đơn vị đo điện tích là culông (C)
- Lưu ý: Vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới vị trí mà ta xét có thể được xem là một điện tích điểm
- Điện tích nguyên tố có giá trị bằng độ lớn điện tích của một hạt mang điện tồn tại độc lập trong tự nhiên và có giá trị \(e = 1,{6.10^{ - 19}}C\)
- Electron là hạt điện tích âm có độ lớn điện tích bằng điện tích nguyên tố
- Tất cả các vật tích điện đều có độ lớn điện tích q luôn là một bội số của điện tích nguyên tố với n là số tự nhiên q=n.e
b. Sự nhiễm điện của các vật
- Nhiễm điện do cọ xát: là sự nhiễm điện khi các vật khác bản chất, trung hòa về điện được cọ xát với nhau. Khi đó hai vật sẽ nhiễm điện trái dấu
- Nhiễm điện do tiếp xúc: là sự nhiễm điện khi một vật trung hòa về điện đặt tiếp xúc với một vật nhiễm điện. Khi đó hai vật sẽ nhiễm điện cùng dấu
- Nhiễm điện do hưởng ứng: là sự nhiễm điện khi một vật A (vật dẫn điện) trung hòa về điện đặt gần (không tiếp xúc) với một vật B nhiễm điện. Khi đó hai đầu vật A, gần và xa vật B, lần lượt nhiễm điện trái dấu và cùng dấu với B. Khi đưa vật A ra xa vật B, vật A trở về trạng thái trung hòa như lúc đầu
2. Định luật Coulomb
- Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn các điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
Trong đó k là hằng số phụ thuộc vào cách chọn đơn vị của các đại lượng: q1, q2 là các giá trị đại số của hai điện tích.
Trong hệ đơn vị SI, \(k = \frac{1}{{4\pi {\varepsilon _0}}} = {9.10^9}\frac{{N{m^2}}}{{{C^2}}}\), với \({\varepsilon _0} = 8,{85.10^{ - 12}}\frac{{{C^2}}}{{N{m^2}}}\) là hằng số điện
Sơ đồ tư duy về “Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện”
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Năng lượng điện. Công suất điện - Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguồn điện - Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Điện trở. Định luật Ohm - Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Năng lượng và ứng dụng của tụ điện - Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Dòng điện. Cường độ dòng điện - Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Năng lượng điện. Công suất điện - Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Nguồn điện - Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Điện trở. Định luật Ohm - Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Năng lượng và ứng dụng của tụ điện - Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Dòng điện. Cường độ dòng điện - Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo