Lý thuyết Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng KHTN 6 Chân trời sáng tạo>
Lý thuyết Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng KHTN 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG
I. Ánh sáng của Mặt Trăng
- Chúng ta quan sát thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta.
- Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy có được là do ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng phản xạ xuống Trái Đất.
II. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
- Chúng ta thấy Mặt Trăng vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời.
- Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng được nhìn thấy khi quan sát từ Trái Đất.
- Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau.
- Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, không Trăng.
- Khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày và người ta gọi là Tuần Trăng.
- Hình ảnh Mặt Trăng ta quan sát được trong các Tuần Trăng là giống nhau.
Sơ đồ tư duy về chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng - KHTN 6 - Chân trời sáng tạo
- Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 191 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo
- Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 mục 1 trang 191 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo
- Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 mục 1 trang 191 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo
- Trả lời Câu hỏi thảo luận 3 mục 2 trang 192 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo
- Trả lời Câu hỏi thảo luận 4 mục 2 trang 192 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục