Lý thuyết biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng - Công nghệ 10>
Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng Phòng trừ tổng hợp, sâu bệnh hại cây trồng
BÀI 15: BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
1. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng chủ yếu gồm:
- Canh tác; cơ giới và vật lí; sinh học; sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh: hoả học.
Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, cần thực hiện nguyên tắc: phòng là chính; trở sớm, kịp thời, nhanh chóng, toàn diện, triệt để và có hiệu quả kinh tế cao.
1.1. Biện pháp canh tác
Nội dung: làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.
Ưu điểm: dễ áp dụng, hiệu quả lâu dài; không gây ô nhiễm môi trường; an toàn cho sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng.
Nhược điểm: hiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát sinh thành dịch.
1.2. Biện pháp cơ giới, vật lí
Nội dung: dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại.
Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện; không gây ô nhiễm môi trường; an toàn khoẻ của người sản xuất và tiêu dùng.
Nhược điểm: khó áp dụng với diện tích lớn vì tốn công; hiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát sinh thành dịch.
1.3. Biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh
Nội dung: sử dụng những giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
Ví dụ: giống lúa CP10 kháng rầy nâu; giống ngô nếp lai HN88 kháng sâu đục bắp, giống cà phê TR4 kháng bệnh gỉ sắt, giống cà chua CVR9 kháng bệnh virus vàng xoăn lá,...
Ưu điểm: giảm chi phí phòng trừ sâu, bệnh; không gây ô nhiễm môi trường; an toàn cho sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng.
Nhược điểm: số lượng giống chống chịu sâu, bệnh còn hạn chế; nhiều giống kháng không triệt để nên vẫn có thể bị nhiễm sâu, bệnh hại.
1.4. Biện pháp sinh học
Nội dung: sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.
- Các loại động vật có ích (thiên địch): ong mắt đỏ, ong đen kén trắng, bọ rùa, ếch, chim,...
- Chế phẩm vi sinh vật có ích: chế phẩm vi khuẩn Bt, chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma, chế phẩm tuyến trùng EPN Biostar,...
- Thực vật: cây neem, hạt củ đậu,... Chất dẫn dụ: pheromone, protein thuỷ phân,...
- Ưu điểm: đảm bảo cân bằng sinh thái, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng.
- Nhược điểm: hiệu quả chậm, không có tác dụng dập dịch. Lưu ý: cần bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể thiên địch trên đồng ruộng.
1.5. Biện pháp hoá học
Nội dung:
- Sử dụng thuốc hoá học để trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Mỗi loại thuốc hoá học có khả năng trừ một hoặc một số loại sâu, bệnh hại nhất định.
- Chỉ phun thuốc hóa học khi sâu, bệnh đã đến ngưỡng phun để diệt trừ.
Ưu điểm: tiết kiệm thời gian và công sức vì có hiệu quả cao, diệt sâu, bệnh nhanh.
Nhược điểm: gây độc cho con người, cây trồng, vật nuôi; ô nhiễm môi trường; tiêu diệt cả các sinh vật có lợi khác.
Lưu ý: để nâng cao hiệu quả của thuốc và đảm bảo an toàn lao động cần thực hiện nguyên tắc 4 đúng (đúng liều lượng, đúng loại, đúng cách, đúng lúc) và quy định an toàn lao động.
2. PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
2.1. Khái niệm
Phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng (IPM) là phối hợp các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại một cách hợp lý để vừa bảo vệ được cây trồng, vừa giữ được cân bằng sinh thái trong tự nhiên và bảo vệ được môi trường sống.
2.2. Nguyên lý
Có 4 nguyên lí chính trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng:
- Trồng cây khỏe
- Bảo tồn thiên địch
- Thường xuyên thăm đồng ruộng
- Nông dân trở thành chuyên gia
3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
Nhờ thành tựu của công nghệ vi sinh, người ta đã sản xuất được các chế phẩm phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây trồng có nguồn gốc từ vi sinh vật. Các chế phẩm này không gây hại cho môi trường, an toàn đối với con người. Do hiệu quả của chế phẩm chậm, cần phun sớm vào đầu vụ để nâng cao hiệu quả phòng trừ.
Một số loại phế phẩm phổ biến:
- Chế phẩm vi khuẩn trừ sâu: chế phẩm Bt(Bacillus thuringiensis) chủ yếu trừ các loại sâu ăn lá như: sâu khoang, sâu tơ, sâu cuốn lá, sâu xanh,...
- Chế phẩm virus trừ sâu: chế phẩm NPV (Nuclear Polyhedrosis Virus) phòng trừ sâu xanh da láng trên nhiều loại cây trồng như bông, đậu đỗ, ngô, hành, nho,...
- Chế phẩm nấm trừ sâu: chế phẩm nấm xanh Metarhizium diệt trừ được mối, bọ hung, sâu xanh, bọ nhảy, bọ hà, sâu đục thân.
- Chế phẩm nấm trừ bệnh chế phẩm nấm Trichoderma trừ bệnh thối rễ do nấm Phytophthora palmivora, bệnh héo vàng do một số nấm bệnh (Fusarium solani, Pythium. sp, Sclerotium rolfsii) gây ra.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt - Công nghệ 10
- Lý thuyết những vấn đề chung về bảo vệ môi trường - Công nghệ 10
- Lý thuyết công nghệ trồng cây không dùng đất - Công nghệ 10
- Lý thuyết giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao - Công nghệ 10
- Lý thuyết lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng trọt - Công nghệ 10
- Lý thuyết công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt - Công nghệ 10
- Lý thuyết những vấn đề chung về bảo vệ môi trường - Công nghệ 10
- Lý thuyết công nghệ trồng cây không dùng đất - Công nghệ 10
- Lý thuyết giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao - Công nghệ 10
- Lý thuyết lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng trọt - Công nghệ 10