Lý thuyết Bài 10: Cách sử dụng các dịch vụ tín dụng Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo>
Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng do các doanh nghiệp, tổ chức, kinh tế, doanh nhân cấp cho nhau, không có sự gia của hệ thống ngân hàng
1. Một số dịch vụ tín dụng:
- Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng do các doanh nghiệp, tổ chức, kinh tế, doanh nhân cấp cho nhau, không có sự gia của hệ thống ngân hàng. Tín dụng thương mại là giảm sự lệ thuộc về vốn vào Nhà nước và các ngân hàng, tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền. Các hình thức tín dụng thương mại: mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hóa.
- Tín dụng nhà nước: là quan hệ vay mượn giữa Nhà nước với xã hội để phục vụ cho việc thực thi các chức năng quản lí kinh tế, xã hội của mình. Tín dụng nhà nước có tính cưỡng chế, tính chính trị và tính xã hội. Nhà nước cung cấp dịch vụ tín dụng bằng cách: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng.
- Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa một bên là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và một bên là các chủ thể kinh tế - tài chính của toàn xã hội. Tín dụng ngân hàng có đặc điểm: hoạt động trong phạm vị rộng: mang tính linh hoạt; tạo điều kiện duy trì phát triển các loại hình tín dụng khác bằng sự tham gia rộng rãi thông qua các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố, tái chiết khấu, tái cầm cố các giấy tờ có giá. Ngân hàng cung cấp dịch vụ tín dụng này bằng cách cho vay hoặc bảo lãnh ngân hàng.
- Tín dụng tiêu dùng: Quan hệ tín dụng phục vụ cho việc tiêu dùng của dân cư với người tiêu dùng là người đi vay và doanh nghiệp, cá nhân là người cho vay. Bên cho vay có thể là các ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoặc các công ti tài chính,...Các hình thức của tín dụng tiêu dùng: bán chịu trả góp và thẻ tín dụng. Tín dụng tiêu dùng luôn kết hợp với việc trả ngay một phần theo hợp đồng hay một giao kèo bán chịu trả góp giữa bên cho vay và người đi vay.
2. Để sử dụng tín dụng có trách nhiệm, cần:
- Thực hiện đúng cam kết về khoản vay, thời hạn thanh toán và lãi suất với bên cho vay tín dụng.
- Cân nhắc nhu cầu sử dụng tiền vay tín dụng phù hợp với năng lực tài chính cá nhân.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Bài 23: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Bài 14: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Bài 23: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Bài 14: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo