Hướng dẫn làm bài văn tả cây cối


TẢ CÂY CỐI A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. LƯU Ý

Tả cây cối là dùng lời văn miêu tả để giúp người đọc hình dung rõ cây được tả với những đặc điểm nổi bật về hình dáng, màu sắc, các bộ phận của cây, sự phát triển của cây…
Để làm tốt bài văn tả cây cối, các em cần phải:
- Xác định rõ cây sẽ tả là cây gì, thuộc loại cây hoa, cây bóng mát hay cây ăn quả.
- Sử dụng nhiều giác quan để quan sát cây định tả. Từ đó, các em có thể nhận biết đặc điểm nổi bậc về hình dáng, độ cao, lá ( hoặc tán lá ), hoa, thân, cành, gốc, rễ … của cây.
Có thể quan sát các bộ phận của cây theo trình tự từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới, cũng có thể quan sát các giai đoạn phát triển của cây qua từng thời điểm cụ thể.
- Trong khi miêu tả, các em can chọn lựa từ ngữ để làm nổi bậc các đặc điểm của từng bộ phận, có thể dùng các từ ngữ, hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để bài văn miêu tả được cụ thể, sinh động hơn. Cần miêu tả xen kẽ các sự vật có liên quan đến đời sống của cây như chim chóc hoặc sinh hoạt của con người…
II. CẤU TẠO CHUNG CỦA BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI
1. Mở bài:
Giới thiệu cây ( hoặc tả bao quát về cây ). Có thể mở bài bằng một trong những cách sau:
a. Giới thiệu ngay cây cần tả ( mở bài trực tiếp ).
b. Nói về những chuyện có liên quan để dẫn đến giới thiệu cây cần tả ( mở bài gián tiếp ).
2. Thân bài:
Tả từng bộ phận của cây hay tả từng thời kì phát triển của cây. ( Nếu mở bài chỉ giới thiệu, không tả bao quát về cây thì trong phần thân bài, em sẽ tả bao quát trước khi tả các bộ phận của cây ).
a. Tả bao quát:
Tầm cao, tán lá đặc biệt nổi bật của cây khi mới nhìn hoặc nhìn từ xa.
b. Tả chi tiết lần lượt từng bộ phận của cây khi mới nhìn hoặc tả lần lượt từng thời kỳ phát triển của cây.
- Tả lần lượt từng bộ phận của cây ( từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên ):
+ Rễ cây có đặc điểm gì?
+ Gốc cây to hay nhỏ?
+ Chiều cao của thân cây? Vỏ cây như thế nào?
+ Lá: hình dáng? Màu sắc? Tán lá có mấy tầng? Lá dày hay thưa?
+ Hoa: màu sắc? Những nét đặc biệt về hình dáng hoa, các hoa?
+ Quả ( nếu có ) : những nét đặc biệt về hình dáng, màu sắc của quả hoặc chùm quả?
- Hoặc tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây ( Ra lá – Trưởng thành – Đâm hoa – Đậu quả )?
- Tả cảnh vật hoặc các yếu tố liên quan đến đời sống của cây như gió, sương, chim chóc, sinh hoạt của con người…
3. Kết bài:
Có thể kết bài theo một trong những cách sau:
a. Nêu cảm nghĩ về cây ( kết bài không mở rộng ).
b. Sau khi kết thúc việc miêu tả, em có thể bình luận thêm về lợi ích của cây, tình cảm hoặc ấn tượng đặc biệt của người viết đối với cây ( kết bài mở rộng ).

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.3 trên 12 phiếu
  • Cách làm bài văn miêu tả

    I. đặc điểm của văn miêu tả 1. Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

  • Ngôi kể trong văn tự sự trang 87 SGK Ngữ văn 6

    Giải bài tập Ngôi kể trong văn tự sự tảng 87 SGK Ngữ văn 6

  • Hướng dẫn làm văn tả đồ vật

    TẢ ĐỒ VẬT A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. LƯU Ý Để làm tốt bài văn miêu tả các đồ vật đơn giản, gần gũi với cuộc sống xung quanh, các em cần phải: - Xác định rõ đồ vật cần được miêu tả là vật gì.

  • Những đặc trưng của văn học dân gian

    I. KHÁI NIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN : 1. Văn học dân gian là gì ?

  • Hướng dẫn làm bài văn tả con vật

    TẢ CON VẬT A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. TẢ CON VẬT: là dùng lời văn để vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh con vật một cách sinh động với những đặc điểm về hình dáng, hoạt động và các thói quen sinh hoạt.

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí