Gian thần tặc tử
- Thể loại: Thành ngữ
Thành ngữ chỉ những người phản bội, bán nước, làm tay sai cho kẻ thù, có hành động xấu xa và gây hại cho đất nước hay gia đình, bất trung, bất hiếu.
- Gian thần: tên quan có hành vi gian trá, phản bội nhà vua
- Tặc tử: con cái phản bội cha mẹ
- Thành ngữ nhấn mạnh sự phản bội giữa những người cùng thuộc một đơn vị hoặc tổ chức, thần dân phản bội vua, con cái phản bội cha mẹ.
Đặt câu với thành ngữ:
- Trong suốt cuộc đời, hắn bị người đời coi là gian thần tặc tử vì đã chọn làm tay sai cho kẻ địch.
- Ông vô cùng hối hận khi đã nuôi nấng một đứa xảo trá, gian thần tặc tử như nó.
Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa: Phản thần nghịch tử.
Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa: Trung thần hiếu tử.
- Gánh phân làm cỏ, chẳng bỏ đi đâu là gì? Ý nghĩa thành ngữ Gánh phân làm cỏ, chẳng bỏ đi đâu
- Gầy gò là từ láy hay từ ghép?
- Giật gấu vá vai là gì? Ý nghĩa thành ngữ Giật gấu vá vai
- Gan vàng dạ sắt nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Gan vàng dạ sắt
- Gậy ông đập lưng ông nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Gậy ông đập lưng ông
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục