Giả nhân giả nghĩa.
- Thể loại: Thành ngữ
Thành ngữ phê phán những kẻ tỏ ra mình là người có nhân cách tốt, sống biết điều, nhưng bản chất lại độc ác, hành động đê tiện, giả dối.
-
Nhân: có lòng thương yêu người khác.
-
Nghĩa: điều được coi là hợp lẽ phải, là khuôn phép cho cách ứng xử của con người.
-
Giả: làm như thật để đánh lừa người khác.
Đặt câu với thành ngữ:
-
Hắn ta luôn tỏ ra quan tâm và giúp đỡ mọi người, nhưng thực chất là giả nhân giả nghĩa, che giấu bản chất giả dối và toan tính của mình.
-
Vì quá tin tưởng vào những lời hứa hẹn tốt đẹp của bạn bè, cô ta đã bị lừa mất hết tiền. Cuối cùng, cô ấy mới nhận ra tên kia thực ra là một kẻ giả nhân giả nghĩa.
-
Dù biết rõ là hắn ta chỉ đang giả nhân giả nghĩa để lợi dụng mình, nhưng vì tình yêu mù quáng, cô gái vẫn chấp nhận ở bên cạnh hắn.
Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa:
-
Miệng nam mô, bụng bồ dao găm.
-
Khẩu Phật tâm xà.
Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa:
-
Thẳng như ruột ngựa.
-
Ăn ngay nói thẳng.
- Giả thần giả quỷ nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Giả thần giả quỷ
- Giàu vì bạn, sang vì vợ nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Giàu vì bạn, sang vì vợ
- Giấu đầu hở đuôi nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Giấu đầu hở đuôi
- Giậu đổ bìm leo nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Giậu đổ bìm leo
- Gieo gió gặt bão nghĩa là gì? Ý nghĩa thành ngữ Gieo gió gặt bão
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục