Vật lí 12, giải lí 12 chân trời sáng tạo Chương 2. Khí lí tưởng - Lí 12 Chân trời sáng tạo

Bài 7. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng trang 48, 49, 50 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo


Hình 7.1 cho thấy một người đang bơm xe đạp, mỗi động tác đẩy pit-tông xuống ứng với một lượng không khí đang được đưa vào trong săm xe. Trong quá trình bơm, tất cả các thông số trạng thái: thể tích, áp suất, nhiệt độ và cả lượng không khí trong săm xe thay đổi. Sự thay đổi của các thông số này tuân theo quy luật nào?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 48 CHMĐ

Trả lời câu hỏi mở đầu trang 48 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Hình 7.1 cho thấy một người đang bơm xe đạp, mỗi động tác đẩy pit-tông xuống ứng với một lượng không khí đang được đưa vào trong săm xe. Trong quá trình bơm, tất cả các thông số trạng thái: thể tích, áp suất, nhiệt độ và cả lượng không khí trong săm xe thay đổi. Sự thay đổi của các thông số này tuân theo quy luật nào?

 

Phương pháp giải:

Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

Tuân theo phương trình trạng thái khí lí tưởng

Câu hỏi tr 49 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 49 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Quan sát Hình 7.2, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Khối khí biến đổi trạng thái (1) → (1') theo quá trình nào? Viết biểu thức liên hệ giữa p1, V1 và p2 ,V2

b) Khối khí biến đổi trạng thái (1’) → (2) theo quá trình nào? Viết biểu thức liên hệ giữa V’, T1 và V2, T2

c) Từ hai biểu thức ở câu a và b, thiết lập mối liên hệ giữa p1, V1, T1, và p2, V2, T2

Lời giải chi tiết:

a) Khối khí biến đổi trạng thái (1) → (1'): quá trình đẳng nhiệt. p1V1 = p2V2

b) Khối khí biến đổi trạng thái (1’) → (2): quá trình đẳng áp. \(\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}}\)

Câu hỏi tr 49 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 49 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Kết quả câu thảo luận 1 có thay đổi không nếu cho khối khí biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 thông qua trạng thái trung gian 1" theo trình tự: biến đổi đẳng áp sau đó biến đổi đẳng nhiệt

Phương pháp giải:

Dự đoán kết quả

Lời giải chi tiết:

Kết quả câu thảo luận 1 có thay đổi nếu cho khối khí biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 thông qua trạng thái trung gian 1" theo trình tự: biến đổi đẳng áp sau đó biến đổi đẳng nhiệt

Câu hỏi tr 50 CH

Trả lời câu hỏi trang 50 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng, thiết lập mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của khí trong quá trình đẳng tích. Vẽ phác đồ thị đường đẳng tích trong hệ toạ độ V- T.

Phương pháp giải:

Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng, thiết lập mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của khí trong quá trình đẳng tích

Lời giải chi tiết:

Câu hỏi tr 50 LT

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 50 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Một chiếc lốp ô tô chứa không khí có áp suất tiêu chuẩn do nhà sản xuất công bố là 2,3 bar ứng với nhiệt độ 25 °C (1 bar = 105 Pa). Khi xe chạy nhanh, lốp xe nóng lên làm cho nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên tới 50 °C. Tính áp suất của không khí trong lốp xe lúc này.

(Coi gần đúng thể tích của lốp xe không đổi trong suốt quá trình nóng lên)

Phương pháp giải:

Áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng

Lời giải chi tiết:

\(\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow \frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {p_2} = 5,43bar\)

Câu hỏi tr 51 VD

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 51 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Hình 7.4 là hình ảnh một bình xịt côn trùng. Vì sao người ta đưa ra khuyến cáo "Không được ném bình vào lửa ngay cả khi đã dùng hết"?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân

Lời giải chi tiết:

- Khuyến cáo "Không được ném bình vào lửa ngay cả khi đã dùng hết" nhằm nâng cao ý thức của người dân về nguy cơ tiềm ẩn của việc ném bình xịt vào lửa.

- Giúp bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm.

Bài tập Bài 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 52 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Người ta nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27 °C, áp suất 1 atm để thể tích của khí chỉ còn 4 lít. Vì nén nhanh nên khí bị nóng lên đến 60 °C. Áp suất khối khí sau khi nén là

A. 2,78 atm.

B. 2,25 atm.

C. 5,56 atm.

D. 1,13 atm.

Phương pháp giải:

Áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Bài tập Bài 2

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 52 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Sử dụng một cái bơm đế bơm không khí vào quả bóng đá có bán kính khi bơm căng là 11 cm.

Mỗi lần bơm đưa được 0,32 lít khí ở điều kiện 1 atm vào bóng. Giả thiết rằng quả bóng trước khi bơm không có không khí và nhiệt độ không đổi trong quá trình bơm. Hỏi sau 35 lần bơm thì áp suất khí trong bóng là bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng

Lời giải chi tiết:

\(V = 35.V = 35.3,{2.10^{ - 4}} = 1,{12.10^{ - 2}}{m^3}\)

\({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \Rightarrow {p_2} = \frac{{{p_1}{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{1.3,{{2.10}^{ - 4}}}}{{1,{{12.10}^{ - 2}}}} = 0,286atm\)

Bài tập Bài 3

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 52 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Giác hơi là một kĩ thuật chữa bệnh trong đông y để điều trị các bệnh do nguyên nhân hàn (lạnh) gây ra như: đau bụng, lưng, vai, gáy, cổ,... Trong giác hơi khô (Hình 7P.1), không khí bên trong những chiếc cốc thủy tinh được đốt nóng bằng que lửa, sau đó úp nhanh cốc lên vùng đau của người bệnh. Theo quan điểm của đông y, giác hơi giúp thải các độc tố tích tụ dưới lỗ chân lông ra khỏi cơ thể. Giải thích tại sao vùng da bên trong các cốc lại bị lỗi lên, từ đó có thể giải phóng các độc tố khỏi cơ thể, làm người bệnh giảm đau và đỡ mỏi hơn.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân

Lời giải chi tiết:

- Khi úp cốc thủy tinh nóng lên da, không khí bên trong cốc bị nung nóng và nở ra tạo ra áp suất thấp trong cốc.

- Áp suất thấp này làm cho da bị kéo căng và lỗ chân lông mở rộng.

- Đồng thời, mao mạch máu dưới da bị vỡ do áp suất thấp, dẫn đến hiện tượng da bị lỗi lên.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài 8. Áp suất – Động năng của phân tử khí trang 53, 54, 55 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo

    Ở các bài trước ta đã biết, nguyên nhân gây ra áp suất khí là sự va chạm của các phân tử khí với thành bình. Các phân tử chuyển động nhiệt càng nhanh thì sự va chạm càng mạnh và hệ quả là áp suất của khí lên thành bình càng lớn. Mặt khác, việc các phân tử chuyển động nhiệt càng nhanh cũng có nghĩa nhiệt độ khí càng lớn. Như vậy giữa nhiệt độ khí, áp suất khí và động năng các phân tử khí có mối liên hệ chặt chẽ. Làm thế nào để thiết lập được một cách định lượng mối liên hệ này?

  • Bài 6. Định luật Boyle. Định luật Charles trang 42, 43, 44 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo

    Để đưa thuốc từ lọ vào trong xilanh của ống tiêm, ban đầu nhân viên y tế đẩy pit- tông sát đầu trên của xilanh, sau đó đưa đầu kim tiêm (được gắn với ống tiêm) vào trong lọ thuốc. Khi kéo pit-tông, thuốc sẽ chảy vào trong xilanh (Hình 6.1). Quá trình lấy máu dùng trong xét nghiệm tại các cơ sở y tế cũng hoàn toàn tương tự. Ứng dụng trên dựa vào các định luật của chất khí. Vậy, đó là những định luật nào?

  • Bài 5. Thuyết động học phân tử chất khí trang 37, 38, 39 Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo

    Đệm hơi cứu nạn (Hình 5.1) là một thiết bị không thể thiếu trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy dùng để giải cứu nhanh chóng các nạn nhân trong trường hợp họ phải nhảy từ trên tầng cao xuống đất trong các vụ chấy nhà cao tầng hoặc động đất xảy ra. Đệm hơi là một tấm đệm được bơm đầy khí bên trong. Nhờ tính chất nào mà đệm hơi có thể giúp giảm chấn thương cho các nạn nhân trong tình huống này?

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí