Bài 33: Trời nóng, trời rét>
Giải Tự nhiên và Xã hội 1 SGK bài 33 trang 68,69 trời nóng, trời rét với bài soạn ngắn gọn nhất
Hoạt động 1
Hoạt động quan sát và trả lời: Tranh nào vẽ cảnh trời nóng? Tranh nào vẽ cảnh trời rét? Vì sao bạn biết?
Phương pháp giải:
Quan sát bức tranh và chỉ ra bức nào là cảnh trời nóng? Bức nào vẽ cảnh trời rét? Các bạn học sinh đang mặc trang phục thế nào, áo cộc hay áo tay dài, quần cộc hay quần dài. Cây cối xung quanh như thế nào, cây xanh tốt hay cây thưa thớt lá?
Lời giải chi tiết:
- Bức tranh thứ 1 vẽ cảnh trời nóng vì các bạn học sinh đang mặc quần áo cộc, bạn nữa mặc váy. Một số bạn còn đội mũ. Cây cối xanh um tùm.
- Bức tranh thứ 2 vẽ cảnh trời lạnh vì các bạn học sinh đang mặc áo ấm, một số bạn quàng khen len. Cây đã trụi lá.
Hoạt động 2
Hoạt động liên hệ thực tế và trả lời: Nêu những gì bạn cảm thấy khi trời nóng, trời rét?
Phương pháp giải:
Em liên hệ thực tế vào trời nóng, trời rét em cảm thấy như thế nào?Khi trời nóng em cảm thấy như thế nào mà cần làm gì? Khi trời lạnh em thấy chân tay như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Trời nóng quá làm cho cơ thể toát mồ hôi và cảm thấy bực bội.
- Trời lạnh quá sẽ làm tay chân lạnh cóng.
Kiến thức cần nhớ
Trời nóng chúng ta cảm thấy nóng bức, trời lạnh sẽ cảm thấy chân tay lạnh cóng. Khi trời nắng thì chúng ta cần đội mũ nón, trời rét thì mặc quần áo ấm. Ăn mặc hợp thời tiết sẽ giúp chúng ta phòng chống bệnh. |
Loigiaihay.com
- Bài 34: Thời tiết
- Bài 35: Ôn tập: Tự nhiên
- Bài 32: Gió
- Bài 31: Thực hành: quan sát bầu trời
- Bài 30: Trời nắng, trời mưa
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục