Mục 2. Khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội trang 37, 38, 39 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức>
Chia sẻ hiểu biết về hoạt động giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.
HĐ 1 CH 1
Chia sẻ hiểu biết về hoạt động giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.
Phương pháp giải:
Gợi ý:
- Những nền tảng mạng xã hội đang được học sinh sử dụng nhiều.
- Những nội dung giao tiếp thường được thấy trên mạng xã hội.
- Ngôn ngữ giao tiếp và cách giao tiếp trên mạng xã hội của học sinh.
Lời giải chi tiết:
- Những nền tảng mạng xã hội đang được học sinh sử dụng nhiều: Facebook, TikTok, Instagram, Locket,…
- Những nội dung giao tiếp thường được thấy trên mạng xã hội:
+ Học tập, hỏi bài.
+ Trò chuyện với bạn bè, người thân.
+ Mua, bán hàng trực tuyến.
HĐ 1 CH 2
Thảo luận những việc cần làm để thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.
Phương pháp giải:
Gợi ý:
- Xác định đề tài khảo sát.
- Lập kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát.
- Thết kế công cụ khảo sát.
- Thực hiện đề tài khảo sát.
- Báo cáo kết quả khảo sát.
Lời giải chi tiết:
- Xác định đề tài khảo sát.
- Lập kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát.
- Thết kế công cụ khảo sát.
- Báo cáo kết quả khảo sát.
HĐ 2 CH 1
Lập kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.
Phương pháp giải:
Dựa vào gợi ý
Lời giải chi tiết:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội, từ đó đề xuất các biện pháp giúp học sinh ứng xử trên không gian mạng hợp lí và đúng đắn để không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Đối tượng khảo sát: Học sinh khối lớp 9.
Nội dung khảo sát: Tìm hiểu nội dung giao tiếp, cách thức giao tiếp, ngôn ngữ giao tiếp, hành vi giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.
Phương pháp, hình thức khảo sát: Khảo sát bằng phiếu; bằng Google Form; phỏng vấn trực tiếp và trực tuyến.
Công cụ khảo sát: Phiếu khảo sát, câu hỏi phỏng vấn.
Thời gian, địa điểm khảo sát:
+ Sau giờ học từ thứ 2 đến thứ 6.
+ Trong trường và tại địa phương.
+ Trên các nhóm, trang của trường học.
Phân công nhiệm vụ:
+ Xây dựng công cụ khảo sát: Bạn Lê Vũ Ngọc Diệp
+ Phát phiếu khảo sát: Bạn Phạm Hoài Anh
+ Xử lí kết quả khảo sát: Bạn Đinh Gia Khánh
+ Viết và trình bày báo cáo kết quả khảo sát: Bạn Vũ Hà Cẩm Tú.
HĐ 2 CH 2
Thiết kế công cụ khảo sát.
Phương pháp giải:
Dựa vào gợi ý trong SGK
Lời giải chi tiết:
PHIẾU KHẢO SÁT
THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Khoanh tròn vào phương án trả lời mà em lựa chọn. Lưu ý có thể lựa chọn nhiều phương án.
Câu 1: Bạn có đang sử dụng mạng xã hội không?
A. Có (chuyển sang câu 2)
B. Không (dừng lại)
Câu 2. Bạn đang sử dụng các mạng xã hội nào?
A. Facebook.
B. Twitter.
C. Instagram.
D. ZingMe
E. Locket.
F. Tiktok.
Câu 3. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho mạng xã hội?
A. Dưới 1 giờ
B. Từ 1 giờ đến 3 giờ
C. Từ 3 đến 6 giờ.
D. Trên 6 giờ.
Câu 4. Thời điểm bạn sử dụng mạng xã hội nhiều nhất trong ngày là khi nào?
A. Sáng.
B. Trưa.
C. Chiều.
D. Tối.
E. Đêm.
Câu 5. Phương tiện bạn hay dùng để sử dụng mạng xã hội là gì?
A. Laptop.
B. Điện thoại.
C. Máy tính ngoài hàng điện tử.
Câu 6. Bạn thường giao tiếp trên mạng xã hội về những nội dung nào?
A. Học tập.
B. Trò chuyện với bạn bè.
C. Mua, bán hàng trực tuyến.
D. Xem phim, xem tin tức.
E. Đọc tin tức.
Câu 7. Khi giao tiếp trên mạng xã hội bạn thường nghĩ gì?
A. Đăng trạng thái cảm xúc của mình
B. Bình luận
C. Thể hiện cảm xúc trên các bài đăng và bình luận của người khác
Câu 8. Nếu bạn bị một người bình luận với ý không tốt, có ý xúc phạm, bạn sẽ làm gì?
A. Phớt lờ, thậm chí báo chặn tài khoản của người đó
B. Phản ứng giận dữ
C. Trả lời khéo léo, tránh xung đột
D. Đăng bài cãi nhau, bóc phốt lại người đó.
CÂU HỎI PHỎNG VẤN
1. Bạn có thường xuyên giao tiếp trên mạng xã hội không?
2. Bạn thường giao tiếp trên nền tảng mạng xã hội nào?
3. Bạn thường giao tiếp trên mạng xã hội về những nội dung gì?
4. Bạn thường giao tiếp trên mạng xã hội theo cách nào?
5. Giao tiếp trên mạng xã hội mang lại những lợi ích và rủi ro nào?
HĐ 1 CH 3
Chia sẻ kế hoạch đã lập và công cụ khảo sát.
Phương pháp giải:
Học sinh tự chia sẻ.
Lời giải chi tiết:
Em chia sẻ kế hoạch và công cụ khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội mà mình đã làm và tham gia để các bạn và thầy cô góp ý, bổ sung.
HĐ 3 CH 1
Tiến hành khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội theo kế hoạch đã lập.
Phương pháp giải:
Học sinh tiến hành khảo sát theo kế hoạch
Lời giải chi tiết:
Các nhóm tiến hành khảo sát đối với 512 học sinh trường THCS An Thượng theo kế hoạch đã lập.
HĐ 3 CH 2
Xử lí kết quả khảo sát.
Phương pháp giải:
Học sinh xử lí kết quả khảo sát.
Lời giải chi tiết:
Sau khi có kết quả, các nhóm tiến hành khảo sát.
HĐ 3 CH 3
Báo cáo kết quả khảo sát.
Phương pháp giải:
Học sinh tự báo cáo kết quả.
Lời giải chi tiết:
Các nhóm báo cáo kết quả khảo sát trước lớp.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Mục 2. Rèn luyện, phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp trang 55, 56, 57 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 1. Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương trang 54, 55 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 1. Nghề em quan tâm trang 49, 50, 51 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 2. Phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường trang 44, 45, 46 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 1. Việt Nam – tổ quốc tôi trang 42, 43 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 2. Rèn luyện, phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp trang 55, 56, 57 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 1. Hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương trang 54, 55 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 1. Nghề em quan tâm trang 49, 50, 51 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 2. Phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường trang 44, 45, 46 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức
- Mục 1. Việt Nam – tổ quốc tôi trang 42, 43 SGK trải nghiệm hướng nghiệp 9 Kết nối tri thức