Bài 4. Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội trang 20 Tinh 10 Cánh diều>
Em hãy nêu một ví dụ minh họa về đóng góp của tin học đối với xã hội. Em hiểu E-Government, E-baking, E-learning là những gì?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu hỏi tr 20
Khởi động Em hãy nêu một ví dụ minh họa về đóng góp của tin học đối với xã hội. |
Lời giải chi tiết:
Tin học giúp Làm việc và học tập tại nhà nhờ mạng máy tính, giải trí...
Ví dụ:
Học trực tuyết qua ứng dụng điện tử: Zoom, Google meet,...
Tra cứu thông tin: Google, cốc cốc,...
Học tập quang các trang web:
https://tuyensinh247.com/
https://loigiaihay.com/
https://vungoi.vn/
https://hoidap247.com/
Hoạt động Em hiểu E-Government, E-baking, E-learning là những gì? |
Lời giải chi tiết:
E-Government là chính phủ điện tử.
E-banking là dịch vụ ngân hàng điện tử.
E-learning là ứng dụng, phần mềm học trực tuyến qua mạng.
Câu hỏi tr 21
Hoạt động Em hiểu thế nào là xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp và xã hội thông tin? |
Lời giải chi tiết:
- Xã hội nông nghiệp với hoạt động kinh tế nuôi trồng.
- Xã hội công nghiệp với các hoạt động kinh tế làm ra máy móc và sử dụng máy móc.
- Xã hội thông tin hoạt động kinh tế dựa trên các công nghệ thông tin và truyền thông
Câu hỏi tr 23
Hoạt động 1) Em hãy kể một loại đồ dùng thông minh mà em biết. 2) Theo em, đồ dùng như thế nào thì được gọi là thông minh. |
Lời giải chi tiết:
1) Đồng hồ thông minh, nhà thông minh, dây đeo thông minh, điện thoại thông minh
2) Đồ dùng thông minh là đồ có khả năng xử lí thông tin, kết nối với người dùng hoặc kết nối với các thiết bị khác, có thể tương tác và tự chủ ở một mức độ nào đó
Câu hỏi tr 24
Hoạt động Em hãy cho biết đã có những cuộc cách mạng công nghiệp nào |
Lời giải chi tiết:
- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: ra đời các động cơ hơi nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: phát minh ra điện, sử dụng ứng dụng điện, ra đời các động cơ chạy bằng điện.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba: internet ra đời thay đổi môi trường sản xuất kinh doanh.
Hiện nay thế giới đang bước vào cuộc Cánh mạng công nghiệp lần thứ 4 đẩy mạnh cải tiến công nghệ, tăng cường sử dụng truyền thông di động và kết nối internet.
Câu hỏi tr 25
Luyện tập Bài 1: Em hãy nêu một vài ví dụ minh họa về những đóng góp cơ bản của tin học đối với xã hội. |
Lời giải chi tiết:
Tin học góp phần phát triển giáo dục: Đăng ký học trực tuyến qua mạng Internet.
Tin học góp phần phát triển kinh tế: Hợp đồng mua bán qua mạng, giao dịch trực tuyến,…
Luyện tập Bài 2: Em hãy nêu một vài thiết bị thông dụng khác ngoài mày tính để bàn và máy tính xách tay và giải thích tại sao các thiết bị đó cũng là những hệ thống xử lí thông tin. |
Lời giải chi tiết:
Máy hút bị, Robot lau nhà, Camera hồng ngoại, Cảm biến chống trộm từ xa, Các thiết bị khóa thông minh các thiết bị này đều có khả năng xử lí thông tin, kết nối với người dùng qua mạng hoặc kết nối với các thiết bị khác, có thể tương tác và tự chủ
Vận dụng Hằng năm, Việt Nam đều công bố Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông. Em hãy tìm hiểu và cho biết trong Sách trắng, ứng dụng Công nghệ thông tin gồm những chỉ số nào |
Lời giải chi tiết:
- Ứng dụng Công nghệ thông tin gồm những chỉ số: bưu chính, viễn thông, cơ sở hạ tầng CNTT-TT, công nghiệp CNTT, ứng dụng CNTT, nguồn nhân lực CNTT, các văn bản pháp luật về CNTT-TT, các hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam về CNTT-TT, các sự kiện CNTT-TT nổi bật, các tổ chức, doanh nghiệp CNTT-TT hàng đầu Việt Nam, an toàn thông tin, xuất nhập khẩu CNTT-TT,…
Câu hỏi tự kiểm Câu 1. Em hãy nêu các thuật ngữ chỉ các dịch vụ số có trong bài học |
Lời giải chi tiết:
Ngân hàng số (Digital Banking), Ngân hàng điện tử ( E-baking), Giao dịch qua điện thoại thông minh (Mobile Banking), Y tế số (Digital Healthcare), Công cụ phần mềm dạy và học (E-learning).
Câu hỏi tự kiểm Câu 2. Em hiểu thế nào về công nghiệp 4.0 |
Lời giải chi tiết:
Công nghiệp 4.0 là sản xuất thông minh trong các nhà máy thông minh với các thiết bị thông minh tạo ra hệ thống thực- ảo, tự chủ cùng nhau sản xuất.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 3. Thực hành một số ứng dụng của mạng máy tính trang 38 Tin 10 Cánh diều
- Bài 2. Điện toán đám mây và internet vạn vật trang 32 Tin 10 Cánh diều
- Bài 1. Mạng máy tính với cuộc sống trang 26 Tin 10 Cánh diều
- Bài 4. Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội trang 20 Tinh 10 Cánh diều
- Bài 3. Thực hành sử dụng thiết bị số trang 16 Tin 10 Cánh diều
- Bài 3. Thực hành một số ứng dụng của mạng máy tính trang 38 Tin 10 Cánh diều
- Bài 2. Điện toán đám mây và internet vạn vật trang 32 Tin 10 Cánh diều
- Bài 1. Mạng máy tính với cuộc sống trang 26 Tin 10 Cánh diều
- Bài 4. Tin học trong phát triển kinh tế - xã hội trang 20 Tinh 10 Cánh diều
- Bài 3. Thực hành sử dụng thiết bị số trang 16 Tin 10 Cánh diều