Chủ đề 9. Sinh thái học ứng dụng - Sinh 12 Cánh diều

Bài 25. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 156, 157, 158 Sinh 12 Cánh diều


Các hệ sinh thái trên Trái Đất đang chịu tác động mạnh mẽ bởi con người như đốt rừng, khai thác tài nguyên sinh vật, thải các chất gây ô nhiễm môi trường,...Em sẽ làm gì để bảo vệ các hệ sinh thái và cuộc sống của con người?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 156 MĐ

Các hệ sinh thái trên Trái Đất đang chịu tác động mạnh mẽ bởi con người như đốt rừng, khai thác tài nguyên sinh vật, thải các chất gây ô nhiễm môi trường,...Em sẽ làm gì để bảo vệ các hệ sinh thái và cuộc sống của con người?

Phương pháp giải:

Các hệ sinh thái trên Trái Đất đang chịu tác động mạnh mẽ bởi con người như đốt rừng, khai thác tài nguyên sinh vật, thải các chất gây ô nhiễm môi trường,...

Lời giải chi tiết:

Để bảo vệ hệ sinh thái và cuộc sống con người, em có thể làm những việc sau:

1. Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên

2. Bảo vệ nguồn nước

3. Bảo vệ rừng

4. Bảo vệ đa dạng sinh học

5. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

CH tr 156 CH 1

Tại sao chúng ta cần bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái?

Phương pháp giải:

Sinh thái học phục hồi là lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái học để đưa hệ sinh thái bị suy thoái hoặc bị phá hủy về gần nhất với trạng thái tự nhiên.

Lời giải chi tiết:

Trong tự nhiên, sự phục hồi hệ sinh thái bị suy thoái diễn ra chậm hoặc khó xảy ra do tác động tiêu cực của con người. Tốc độ phục hồi của các hệ sinh thái thường thấp hơn tốc độ phá hủy bởi con người. Do vậy, con người vận dụng sinh thái học phục hồi để đẩy nhanh tốc độ hồi phục của hệ sinh thái.

CH tr 156 CH 2

Nêu một số ví dụ về các biện pháp phục hồi hệ sinh thái.

Phương pháp giải:

Lý thuyết phương pháp phục hồi hệ sinh thái.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Sau khi khai thác mỏ lộ thiên, các bãi thải được san, ủi làm giảm độ dốc hoặc tạo bậc thang để ổn định đất trước khi tiến hành trồng cây. Đối với những dòng sông có tốc độ chảy mạnh gây xói lở, người ta tạo dòng chảy uốn khúc để làm giảm tốc độ dòng chảy.

CH tr 157 CH

Hãy nêu biện pháp bảo tồn sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng khi môi trường sống của chúng đang ngày càng bị thu hẹp.

Phương pháp giải:

Lý thuyết biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Lời giải chi tiết:

Các loài sinh vật thường được bảo tồn tại môi trường sống tự nhiên của chúng (bảo tồn nguyên vị) hoặc tại một môi trường sống khác (bảo tồn chuyển vị).

CH tr 158 LT

Địa phương em đã thực hiện biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học nào?

Phương pháp giải:

Lý thuyết biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Lời giải chi tiết:

Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học thường được thực hiện tại địa phương em:

- Trồng cây gây rừng: Phục hồi rừng, bảo vệ nguồn nước và đa dạng sinh học.

- Cấm khai thác các loài sinh vật nguy cấp, quý hiếm.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân: Tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của bảo tồn đa dạng sinh học.

CH tr 158 VD

Tìm kiếm trên internet hoặc sách, báo, tìm hiểu vấn đề bảo tồn hệ sinh thái được thực hiện tại một khu bảo tồn, vườn quốc gia hoặc tại địa phương em theo gợi ý trong bảng 24.1.

Phương pháp giải:

Dựa vào gợi ý bảng 24.1

Lời giải chi tiết:


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài 26. Phát triển bền vững trang 159, 160, 161 Sinh 12 Cánh diều

    Trái Đất đang chịu tác động bởi những biến đối không mong muốn như suy giảm tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Em hãy gợi ý một số biện pháp để duy trì ổn định đời sống của con người và môi trường.

  • Ôn tập phần 7 trang 165 Sinh 12 Cánh diều

    Sự ảnh hưởng của nhiệt độ, nồng độ muối đến sự sinh trưởng của vi khuẩn Halomonas sp. ND1 được trình bày trong hình 1. Xác định giới hạn nhiệt độ và nồng độ muối của vi khuẩn Halomonas sp. ND1. Chủng vi khuẩn này sẽ sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ và nồng độ muối nào?

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Cánh diều - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí