Bài 10. Mối quan hệ giữa kiểu gene - kiểu hình - môi trường trang 58, 59, 60 SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo>
Cùng một kiểu gene nhưng trong điều kiện môi trường khác nhau có thể cho ra những kiểu hình khác nhau gọi là
10.1
Cùng một kiểu gene nhưng trong điều kiện môi trường khác nhau có thể cho ra những kiểu hình khác nhau gọi là
A. đột biến gene.
B. đột biến nhiễm sắc thể.
C. thường biến.
D. biến dị di truyền.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm thường biến.
Lời giải chi tiết:
Cùng một kiểu gene nhưng trong điều kiện môi trường khác nhau có thể cho ra những kiểu hình khác nhau gọi là thường biến.
Đáp án C.
10.2
Tính mềm dẻo của kiểu hình xảy ra khi một ...(1)... tạo ra nhiều ...(2)... khi tiếp xúc với các ...(3)... khác nhau.
A. (1) - allele, (2) - protein, (3) - điều kiện sống.
B. (1) - protein, (2) - allele, (3) - điều kiện sống.
C. (1) - kiểu gene, (2) - kiểu hình, (3) - môi trường.
D. (1) - kiểu hình, (2) - kiểu gene, (3) - môi trường.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết tính mềm dẻo của kiểu hình.
Lời giải chi tiết:
(1) - kiểu gene, (2) - kiểu hình, (3) - môi trường.
Đáp án C.
10.3
Hãy ghép ví dụ về sự thay đổi kiểu hình trong các điều kiện môi trường khác nhau ở cột A với yếu tố môi trường chủ yếu tác động lên kiểu gene ở cột B trong bảng sau.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong bảng trên.
Lời giải chi tiết:
1 - d, 2 - a, 3 - b, 4 - c.
10.4
Sự phát triển của bệnh tiểu đường type lI ở hai bệnh nhân được theo dõi và ghi lại như biểu đồ ở Hình 10.1. Yếu tố môi trường trong đồ thị từ trái sang phải thể hiện chế độ ăn uống ngày càng kém, chế độ hoạt động ngày càng ít hơn và có lối sống tiêu cực như hút thuốc. Phát biểu nào dưới đây đúng về sự phát triển bệnh tiếu đường type I?
A. Sự phát triển của bệnh tiểu đường type lI không phụ thuộc yếu tố di truyền.
B. Mức độ biểu hiện bệnh ở hai bệnh nhân khác nhau trong điều kiện môi trường sống thay đổi giống nhau.
C. Kiểu gene có tính mềm dẻo cao hơn có khả năng phát triển bệnh tiểu đường type II thấp hơn.
D. Người bệnh thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và không hút thuốc có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 10.1
Lời giải chi tiết:
Mức độ biểu hiện bệnh ở hai bệnh nhân khác nhau trong điều kiện môi trường sống thay đổi giống nhau.
Đáp án B.
10.5
Để đạt năng suất cao trong trồng trọt và chăn nuội, con người cần lựa chọn
A. giống có mức phản ứng hẹp và biện pháp, kĩ thuật chăm sóc tốt.
B. giống có mức phản ứng rộng và biện pháp, kĩ thuật chăm sóc tốt.
C. giống có mức phản ứng rộng và biện pháp, kĩ thuật chăm sóc hiện đại.
D. giống có mức phản ứng hẹp và biện pháp, kĩ thuật chăm sóc hiện đại.
Phương pháp giải:
Dựa vào mức phản ứng rộng và hẹp.
Lời giải chi tiết:
Để đạt năng suất cao trong trồng trọt và chăn nuội, con người cần lựa chọn giống có mức phản ứng rộng và biện pháp, kĩ thuật chăm sóc tốt.
Đáp án B.
10.6
Khi nói về mức phản ứng, phát biểu nào dưới đây đúng?
(1) Tập hợp các kiểu gene cùng biểu hiện một loại kiểu hình trong cùng điều kiện môi trường là mức phản ứng.
(2) Những gene quy định tính trạng chất lượng có sự biểu hiện gene ít chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường.
(3) Mức phản ứng thay đổi ở các điều kiện môi trường khác nhau nên không thể di truyền cho các thế hệ sau.
(4) Sản lượng sữa bò thu được trong một ngày hoặc năng suất lúa thu được trong một vụ là những tính trạng có mức phản ứng rộng.
A. (1) và (3).
B. (2) và (4).
C. (1), (2) và (3).
D. (2), (3) và (4).
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết mức phản ứng.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu đúng: (2) và (4).
Đáp án B.
10.7
Cho các bước tiến hành sau:
(1) Nuôi riêng từng cá thể con trong điều kiện môi trường như nhau.
(2) Đánh giá kiểu hình ở đời con và xác định được kiểu gene của mẹ.
(3) Lai những cá thể có tính trạng mong muốn (dùng làm mẹ) với cùng một cá thể (dùng làm bố).
Để tạo được giống có năng suất cao, chất lượng tốt, các nhà khoa học thường tiến hành theo thứ tự
A. (3) →(1) →(2). C.(2) →(1)→(3).
B. (1) →(2) →(3). D. (3) →(2) →(1).
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết các bước chọn giống.
Lời giải chi tiết:
(3) →(1) →(2).
Đáp án A.
10.8
Hình nào dưới đây minh hoạ sự mềm dẻo của đặc điểm kiểu hình trong các điều kiện môi trường khác nhau?
A. Hình (a).
C. Hình (a) và (c) .
B. Hình (c).
D. Hình (b) và (c).
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 10.2
Lời giải chi tiết:
Hình (b) và (c).
Đáp án D.
10.9
Cây tiềm liên hay rong lá ngò (Cabomba caroliniana) có khả năng thay đổi hình dạng lá trong điều kiện môi trường sống khác nhau (như Hình 10.3). Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng khi nói về sự mềm dẻo của kiểu hình khi đáp ứng với môi trường sống ở thực vật?
(1) Lá dưới nước có hình lông chim, lá trên mặt nước có hình cái phao là do kiểu gene của chúng khác nhau.
(2) Lá có hình lông chim giúp cây lẫn trốn được động vật thuy sinh và tăng hiệu quả quang hợp.
(3) Lá trên mặt nước có hình cái phao giúp bảo vệ lá khỏi bị hư hỏng trước sự chuyển động của nước.
(4) Môi trường đã ảnh hưởng đến sự đóng hoặc mở các gene khác nhau trong quá trình phát triển của lá.
A. 1.
B. 2.
С. 3.
D. 4.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 10.3
Lời giải chi tiết:
Có 1 phát biểu đúng.
Đáp án A.
10.10
Ba dòng ruồi giấm Drosophila melanogaster khác nhau được kí hiệu 1, 2, 3. Hãy quan sát thông tin trong biểu đồ Hình 10.4 và cho biết nhiệt độ môi trường ảnh hưởng như thế nào đến số lượng mắt đơn cấu tạo nên mắt kép của chúng.
A. Nhiệt độ càng cao thì số lượng mắt đơn cấu tạo nên mắt kép càng ít.
B. Nhiệt độ càng thấp thì số lượng mắt đơn cấu tạo nên mắt kép càng thấp.
C. Số lượng mắt đơn cấu tạo mắt kép chịu sự chi phối của nhiệt độ mà không liên quan đến kiểu gene.
D. Các dòng khác nhau có mức phản ứng về số lượng mắt đơn cấu thành mắt kép với nhiệt độ khác nhau.
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 10.4
Lời giải chi tiết:
Các dòng khác nhau có mức phản ứng về số lượng mắt đơn cấu thành mắt kép với nhiệt độ khác nhau.
Đáp án D.
10.11
Cho đoạn thông tin sau: Ở thực vật thuỷ sinh Ludwigia arcuata có hai loại lá là lá trên không (lá tiếp xúc với không khí) và lá ngập nước (lá nằm dưới nước).Các nhà khoa học nghiên cứu các phytohormone tác động đến sự biểu hiện kiểu hình lá ở loài này bằng cách bổ sung lần lượt ABA (abscisic acid) và ethylene vào môi trường sống của L. arcuata. Kết quả thí nghiệm thu được khi bổ sung ABA vào các chồi dưới nước, cây có thể tạo ra các loại lá trên không ở dưới nước, trong khi thí nghiệm bổ sung thêm ethylene thì tạo nên sự thay đối từ lá trên không sang lá ngập nước. Dựa vào các thông tin trên, hãy trả lời ngắn gọn các câu hỏi dưới đây:
a) Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự biểu hiện tính trạng hình dạng lá ở loài Ludwigia arcuata trong phạm vi thí nghiệm trên?
b) Phytohormone nào gây biến đổi lá thành dạng lá trên không?
c) Phytohormone nào gây biến đổi lá thành dạng lá dưới nước?
d) Phytohormone nào tham gia vào đáp ứng sự căng thẳng khi môi trường thay đổi, làm cho cây thích nghi từ dưới nước lên trên mặt nước?
Phương pháp giải:
Dựa vào đoạn thông tin trên.
Lời giải chi tiết:
a) Lượng nước, phytohormone.
b) ABA.
c) Ethylene.
d) ABA.
10.12
Khi nghiên cứu về mức phản ứng của cây cỏ thi Achillea millefolium, bảy dòng cây mẹ được trồng (kí hiệu từ 1đến 7), sau đó từ mỗi dòng mẹ, lấy ba cành trồng ở ba độ cao khác nhau. Một cành trồng ở độ cao thấp (cách 30 m so với mực nước biển), một cành trồng ở độ cao trung bình (cách 1 400 m so với mực nước biển) và một cành trồng ở độ cao cao (cách 3050m so với mực nước biển). Hãy quan sát biểu đồ về ảnh hưởng của độ cao lên chiều cao cây cỏ thi như Hình 10.5 và cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Giải thích.
a) Từ mỗi cây mẹ, cắt ba cành trồng ởba độ cao khác nhau để đảm bảo cùng kiểu gene.
b) Ở độ cao trung bình, tốc độ sinh trưởng của các cây là cao nhất.
c) Mức phản ứng của các dòng cỏ thi khác nhau ở các điều kiện môi trường là giống nhau.
d) Đa số các dòng cỏ thi thí nghiệm đều sinh trưởng tốt hơn ở độ cao thấp (30m).
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 10.5 và đọc đoạn thông tin trên.
Lời giải chi tiết:
a) Đúng, để nghiên cứu mức phản ứng, cần tạo ra các cá thể nghiên cứu có cùng kiểu gene và theo dõi ở điều kiện môi trường khác nhau, từ đó thu được tập hợp các kiểu hình.
b) Sai, ởđộ cao trung bình tốc độ sinh trưởng của cây dòng 1, 5, 7là chậm nhất.
c) Sai, bảy dòng nghiên cứu có mức phản ứng khác nhau, hay mỗi kiểu gene có mức phản ứng không giống nhau: dòng 1sinh trưởng tốt nhất ở độ cao thấp, sinh trưởng kém nhất ở độ cao trung bình; trong khi đó dòng 6 sinh trưởng tốt hơn ở độ cao cao, còn ở độ cao thấp hoặc độ cao trung bình đều có tốc độ sinh trưởng như nhau.
d) Đúng, dòng 1, 2, 3, 5, 7đều có tốc độ sinh trưởng cao nhất ở độ cao thấp; dòng 4 và dòng 6 ở độ cao thấp sinh trưởng không cao nhất nhưng không sinh trưởng kém hơn nhiều so với các độ cao khác.
10.13
Ếch cây mắt đỏ (Agalychnis callidryas) sống ở vùng nhiệt đới Trung Mỹ, ếch cây mắt đỏ có đẻ trứng trên cây (trên lá) và khi nở nòng nọc rơi xuống vùng nước bên dưới. Karen Warkentin đã tiền hành thí nghiệm và nhận thấy rằng tỉ ệl nở vàđộ tuổi trứng nở của loài này khác nhau ởcác ổcó sự xuất hiện của rắn mắt mèo (Leptodeira septentrionalis) hoặc không (Hình 10.6).
a) Nhận xét sự khác nhau của trứng nở ở hai điều kiện môi trường đối với loài ếch cây mắt đỏ.
b) Tại sao sự xuất hiện của rắn lại làm thay đổi khả năng nở của trứng ếch? Điều này có ảnh hưởng gì đến ếch?
c) Làm thế nào ếch có thể thay đổi thời gian nở khi rắn xuất hiện?
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 10.6
Lời giải chi tiết:
a)
- Khi không có sự xuất hiện của rắn, những quả trứng có xu hướng sẽ nở dần theo thời gian; một số trứng đầu tiên nở vào khoảng bảy ngày sau khi
đẻ trứng và những quả cuối cùng của lứa nở vào khoảng ngày thứ mười.
- Khi có sự xuất hiện của rắn ở thời điểm trứng khoảng 6 ngày tuổi (lúc này có trứng nở), ngay lập tức toàn bộ các lứa nở cùng một lúc, tại thời điểm 6 ngày tuổi.
b)
- Rắn mắt mèo (Leptodeira septentrionalis) ăn trứng ếch, do vậy khi trứng bị rắn tấn công, nòng nọc nở nhanh và rơi xuống vùng nước bên dưới.
- Thời gian trứng nở sớm hơn so với bình thường có thể tạo ra những con non yếu hoặc dễ bị tổn thương trước các loài săn mồi dưới nước.
c) Tính linh hoạt trong quá trình ấp cho phép phôi sử dụng thông tin cục bộ về nguy cơ tử vong để đưa ra các quyết định hành vi tức thời trong quá trình nở. Khi bị rắn tấn công có thể gây ra những "rung động" cho những trứng còn lại, nguy cơ bị đe doạ kích thích các trứng còn lại nở ngay lập tức.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 12 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 167, 168 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 165, 166 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 8 trang 181, 182 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 28. Phát triển bền vững trang 169, 170, 171 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 27. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn trang 167, 168 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Ôn tập chương 7 trang 165, 166 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Bài 26. Thực hành: Thiết kế hệ sinh thái trang 162, 163, 164 SBT Sinh 12 Chân trời sáng tạo