Giải mục IV trang 40, 41, 42 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều>
a) So sánh hai số thập phân sau: -0,617 và -0,614. b) Nêu quy tắc so sánh 2 số thập phân hữu hạn.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Hoạt động 5
a) So sánh hai số thập phân sau: -0,617 và -0,614.
b) Nêu quy tắc so sánh 2 số thập phân hữu hạn.
Phương pháp giải:
* So sánh 2 số thập phân khác dấu: Số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương
* So sánh 2 số thập phân dương:
Bước 1: So sánh phần số nguyên của 2 số thập phân đó. Số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn
Bước 2: Nếu 2 số thập phân dương đó có phần số nguyên bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng( sau dấu ","), kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân chứa chữ số đó lớn hơn
*So sánh 2 số thập phân âm:
Nếu a < b thì –a > - b
Lời giải chi tiết:
a) Vì 0,617 > 0,614 nên -0,617 < -0,614
b) * So sánh 2 số thập phân khác dấu: Số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương
* So sánh 2 số thập phân dương:
Bước 1: So sánh phần số nguyên của 2 số thập phân đó. Số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn
Bước 2: Nếu 2 số thập phân dương đó có phần số nguyên bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng( sau dấu ","), kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân chứa chữ số đó lớn hơn
*So sánh 2 số thập phân âm:
Nếu a < b thì –a > - b
Luyện tập vận dụng 2
So sánh 2 số thực sau:
a) \(1,(375)\) và \(1\frac{3}{8}\)
b) – 1,(27) và -1,272
Phương pháp giải:
Viết các số thực dưới dạng số thập phân. Đối với các số thập phân vô hạn tuần hoàn, ta đổi dạng viết có chu kì về dạng không viết chu kì.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có: 1,(375) = 1,375375375…
\(1\frac{3}{8}\) = 1,375
Vì 1,375375... > 1,375 nên 1,(375) > \(1\frac{3}{8}\)
b) Ta có: -1,(27) = -1,272727…
Vì 1,272727… > 1,272 nên - 1,272727 < -1,272 hay – 1,(27) < -1,272
- Giải bài 1 trang 42 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài 2 trang 42 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài 3 trang 42 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài 4 trang 42 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
- Giải bài 5 trang 42 SGK Toán 7 tập 1 - Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng SGK Toán 7 Cánh diều tập 1
- Giải câu hỏi trang 39, 40 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng SGK Toán 7 Cánh diều tập 1
- Giải câu hỏi trang 39, 40 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều