Giải mục 3 trang 35, 36 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức>
Biểu diễn các số 3 và -2 trên trục số rồi cho biết mỗi điểm ấy nằm cách gốc O bao nhiêu đơn vị....Không vẽ hình, hãy cho biết khoảng cách của mỗi điểm sau đến gốc O: -4; -1; 0; 1; 4
HĐ 1
Biểu diễn các số 3 và -2 trên trục số rồi cho biết mỗi điểm ấy nằm cách gốc O bao nhiêu đơn vị.
Phương pháp giải:
Biểu diễn các số 3 và -2 trên trục số và nhận xét
Lời giải chi tiết:
Điểm 3 cách gốc O là 3 đơn vị
Điểm -2 cách gốc O là 2 đơn vị
HĐ 2
Không vẽ hình, hãy cho biết khoảng cách của mỗi điểm sau đến gốc O: -4; -1; 0; 1; 4
Phương pháp giải:
Khoảng cách của 1 số nguyên đến gốc O chính bằng phần số tự nhiên của số nguyên đó.
Lời giải chi tiết:
Khoảng cách của điểm -4 đến gốc O là: 4
Khoảng cách của điểm -1 đến gốc O là: 1
Khoảng cách của điểm 0 đến gốc O là: 0
Khoảng cách của điểm 1 đến gốc O là: 1
Khoảng cách của điểm 4 đến gốc O là: 4
Câu hỏi 1
Từ HĐ1 và HĐ2, hãy tìm giá trị tuyệt đối của các số 3; -2; 0; 4 và -4.
Phương pháp giải:
Giá trị tuyệt đối của số a là khoảng cách của điểm a đến gốc O
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(\left| 3 \right| = 3;\left| { - 2} \right| = 2;\left| 0 \right| = 0;\left| 4 \right| = 4;\left| { - 4} \right| = 4\)
Câu hỏi 2
Minh viết: \(\left| { - 2,5} \right| = - 2,5\) đúng hay sai?
Phương pháp giải:
Tính \(\left| { - 2,5} \right|\).
Lời giải chi tiết:
Minh viết \(\left| { - 2,5} \right| = - 2,5\) là sai vì \(\left| { - 2,5} \right| = 2,5\)
Chú ý:
Giá trị tuyệt đối của một số thực luôn không âm
Luyện tập 4
Tính: a) |-2,3|; b) |\(\dfrac{7}{5}\)|; c) |-11|; d) |\(-\sqrt{8}\)|
Phương pháp giải:
|a| = a nếu \(a \ge 0\)
|a| = -a nếu a < 0
Lời giải chi tiết:
a) |-2,3| = 2,3;
b) |\(\dfrac{7}{5}\)| = \(\dfrac{7}{5}\);
c) |-11| = 11;
d) |\(-\sqrt{8}\)| = \(\sqrt{8}\)
Thử thách nhỏ
Liệt kê các phần tử của tập hợp \(A = \left\{ {x|x \in \mathbb{Z},\left| x \right| < 5} \right\}\)
Phương pháp giải:
Tìm các số nguyên x có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 5.
Lời giải chi tiết:
Các phần tử của tập hợp A là: 0;1; -1;2; -2 ;3; -3;4; -4.
- Giải bài 2.13 trang 36 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
- Giải bài 2.14 trang 36 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
- Giải bài 2.15 trang 36 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
- Giải bài 2.16 trang 36 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
- Giải bài 2.17 trang 36 SGK Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác Toán 7 Kết nối tri thức
- Lý thuyết quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên Toán 7 Kết nối tri thức
- Lý thuyết quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu Toán 7 Kết nối tri thức
- Lý thuyết quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác Toán 7 Kết nối tri thức
- Giải câu hỏi trang 108, 109 SGK Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
- Lý thuyết quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác Toán 7 Kết nối tri thức
- Lý thuyết quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên Toán 7 Kết nối tri thức
- Lý thuyết quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu Toán 7 Kết nối tri thức
- Lý thuyết quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác Toán 7 Kết nối tri thức
- Giải câu hỏi trang 108, 109 SGK Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2