Giải mục 2 trang 122, 123, 124 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá>
Trong hộp có 4 thẻ màu đỏ được đánh số 1, 2, 3, 4 và 3 thẻ màu xanh được đánh số 1, 2, 3. Lấy ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Hãy liệt kê các kết quả có thể xảy ra khi thực hiện hành động này. Có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?
HĐ2
Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 122 SGK Toán 9 Cùng khám phá
Trong hộp có 4 thẻ màu đỏ được đánh số 1, 2, 3, 4 và 3 thẻ màu xanh được đánh số 1, 2, 3. Lấy ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Hãy liệt kê các kết quả có thể xảy ra khi thực hiện hành động này. Có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ dữ liệu đề bài và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Các kết quả có thể xảy ra khi thực hiện hành động này là:
Đ1; Đ2; Đ3; Đ4; X1; X2; X3.
Có 7 kết quả có thể xảy ra.
LT2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 123 SGK Toán 9 Cùng khám phá
Xét trò chơi con quay ở phần Khởi động:
Bạn Minh Phong chơi trò quay một con quay dạng hình vuông mà bốn phần được đánh số như hình bên và quan sát cạnh song song với mặt đất khi con quay dừng. Khi con quay có cạnh của hình vuông thuộc phần ghi số 4 song song với mặt đất thì Minh Phong thắng.
a) Hãy giải thích rằng đây là một phép thử ngẫu nhiên.
b) Liệt kê các phần tử của không gian mẫu của phép thử này.
Phương pháp giải:
Phép thử ngẫu nhiên là một thí nghiệm hoặc hành động không đoán được kết quả của nó, mặc dù đã biết tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra.
Tổng số kết quả có thể xảy ra gọi là số kết quả (hay số phần tử) của không gian mẫu.
Lời giải chi tiết:
a) Trò chơi con quay là một phép thử ngẫu nhiên vì ta biết có 4 kết quả có thể xảy ra là con quay có cạnh của hình vuông thuộc phần ghi số 1 hoặc số 2 hoặc số 3 hoặc số 4 song song với mặt đất.
b) \(\Omega \) = {S1; S2; S3; S4}.
LT3
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 124 SGK Toán 9 Cùng khám phá
Xét phép thử tung một đồng xu và một con xúc xắc 6 mặt. Hãy liệt kê các phần tử của không gian mẫu.
Phương pháp giải:
Tổng số kết quả có thể xảy ra gọi là số kết quả (hay số phần tử) của không gian mẫu.
Lời giải chi tiết:
Xét phép thử tung một con xúc xắc 6 mặt, ta có:
Ω = {1 chấm; 2 chấm; 3 chấm; 4 chấm; 5 chấm; 6 chấm}.
Xét phép thử tung tung một đồng xu, ta có:
Ω = {sấp; ngửa}.v
- Giải bài tập 10.16 trang 124 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá
- Giải bài tập 10.17 trang 124 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá
- Giải bài tập 10.18 trang 124 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá
- Giải bài tập 10.19 trang 124 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá
- Giải mục 1 trang 121, 122 SGK Toán 9 tập 2 - Cùng khám phá
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Cách tính xác suất của biến cố trong một số mô hình đơn giản Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Phép thử ngẫu nhiên. Không gian mẫu Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số ghép nhóm, tần số tương đối ghép nhóm Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số tương đối Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Cách tính xác suất của biến cố trong một số mô hình đơn giản Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Phép thử ngẫu nhiên. Không gian mẫu Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số ghép nhóm, tần số tương đối ghép nhóm Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số tương đối Toán 9 Cùng khám phá
- Lý thuyết Tần số Toán 9 Cùng khám phá