Bài ôn tập chủ đề 10 trang 158 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều>
Người ta thường bơm không khí vào hố gas hoặc đáy giếng sâu trước khi tiến hành thu
CH tr 158 Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 158 SGK KHTN 9 Cánh diều
Người ta thường bơm không khí vào hố gas hoặc đáy giếng sâu trước khi tiến hành thu gom rác hoặc nạo vét. Hãy cho biết nguyên nhân và mục đích của việc làm trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào các loại khí có trong khí gas
Lời giải chi tiết:
Hố gas chứa nhiều các loại khí như CO2, CH4,…gây ngạt khí cho công nhân, nên người ta bơm không khí vào để tăng khí O2 trong hố gas, duy trì sự hô hấp trong quá trình làm vệ sinh hố gas.
CH tr 158 Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 158 SGK KHTN 9 Cánh diều
Một loại bình gas (loại 12kg) được sử dụng trong gia đình chứa hỗn hợp gồm 4,8 kg propane và 7,2 kg butane. Biết nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy 1 gam propane là 50,3 kJ và khi đốt cháy 1 gam butane là 49,5 kJ. Tính nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy hết lượng khí trong bình gas trên.
Phương pháp giải:
Tính số mol của propane và butane. Dựa vào nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy 1 gam propane và butane
Lời giải chi tiết:
n propane (C3H8) = \(\frac{{4,{{8.10}^3}}}{{44}} = 109,1mol\)
n butane (C4H10) = \(\frac{{7,{{2.10}^3}}}{{58}} = 124,1mol\)
Nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy hết lượng khí trong bình gas là:
109,1 . 50,3 + 124,1 . 49,5 = 11630,68 kJ
CH tr 158 Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 158 SGK KHTN 9 Cánh diều
Theo em, nhiệt độ môi trường tăng cao do sự ấm lên toàn cầu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lượng oxygen hòa tan trong nước ở các khu vực nuôi cá?
Phương pháp giải:
Nhiệt độ môi trường tăng cao do sự ấm lên toàn cầu nguyên nhân là do khí CO2 gây ra. Dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học của CO2.
Lời giải chi tiết:
Lượng khí CO2 tan trong nước tăng lên, làm cho môi trường nước có tính acid, ngoài ra, lượng oxygen hòa tan bị cản trở do môi trường acid của nước. Từ đó gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các sinh vật.
- Bài 32. Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu trang 154, 155, 156 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 31. Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất trang 149, 150, 151 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 30. Sơ lược về hóa học vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất trang 145, 146, 147 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 22. Nguồn nhiên liệu trang 109, 110, 111 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Từ gene đến tính trạng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Năng lượng tái tạo - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Sử dụng năng lượng - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Tác dụng của dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Lý thuyết Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều