A. Hoạt động cơ bản - Bài 8B: Ước mơ giản dị


Giải bài 8B: Ước mơ giản dị phần hoạt động cơ bản trang 85, 86 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu

Sách giáo khoa lớp 5 - Cánh diều (mới)

Tải pdf, xem online sgk lớp 5 mới đầy đủ các môn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Quan sát tranh và cùng đoán xem vì sao cậu bé đeo đôi giày và những người trong tranh đều rất vui?

Phương pháp giải:

Gợi ý: Em hãy quan sát hoạt động, tâm trạng của cậu bé đeo đôi giày và mọi người trong bức tranh để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Quan sát bức tranh em thấy: 

- Cậu bé quàng đôi giày màu xanh trên cổ có khuôn mặt rất vui tươi vì cậu vừa được tặng đôi giày mà mình ước ao có được từ rất lâu.

- Cô giáo và các bạn nhỏ cũng rất vui vì vận động được cậu bé đến trường đi học.

Câu 2

Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:

Đôi giày ba ta màu xanh

       Ngày còn bé, tôi từng mơ ước có được đôi giày ba ta màu xanh nước biển. Có lần, thấy anh họ tôi đi đôi giày ba ta như thế, tôi đã thốt lên: “Chao ôi! Đôi giày mới đẹp làm sao!”. Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Tôi tưởng tượng nếu mang “đôi giày thần kì” ấy vào chắc bước đi sẽ nhẹ và nhanh hơn, tôi sẽ chạy trên những con đường đất mịn trong làng trước cái nhìn thèm muốn của các bạn tôi…

       Sau này, khi làm công tác Đội ở một phường, có lần tôi phải vận động Lái, một cậu bé lang thang, đi học. Tôi đi theo Lái trên khắp các đường phố. Một lần, tôi bắt gặp cậu ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi. Hoá ra trẻ con thời nào cũng giống nhau. Tôi quyết định chọn đôi giày ba ta màu xanh để thưởng cho Lái trong buổi đầu tiên cậu đến lớp. Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cập mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.

(Theo Hàng Chức Nguyên)

Câu 3

Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:

- Giày ba ta: giày vải cứng, cổ thấp.

Vận động:  tuyên truyền, giải thích, động viên để người khác tự nguyện làm một việc gì đó.

- Cột: buộc

Câu 4

Cùng luyện đọc.

Câu 5

Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?

2) Nhân vật “tôi” (chị phụ trách) đã làm gì để dộng viên cậu bé Lái ngày đầu đến lớp?

3) Vì sao chị phụ trách lại chọn đôi giày ba ta làm quà tặng Lái trong buổi đầu cậu đi hoc?

    a. Vì từ bé, chị đã rất thích đôi giày ba ta màu xanh nước biển.

    b. Vì chị thấy Lái không có giày dép, phải đi chân đất đến lớp.

    c. Vì chị thấy người anh họ của chị hồi bé cũng thích giày ba ta.

    d. Vì biết Lái thích đôi giày ba ta và muốn đem lại niềm vui cho cậu.

4) Hai câu cuối bài nói lên điều gì?

    a. Lái xúc động và vui sướng vì cậu đã từng mơ ước có đôi giày ba ta màu xanh.

    b. Lái lo lắng không biết đôi giày mới có vừa với chân mình không.

    c. Lái không thích đi giày vì cậu đã quen đi chân đất.

    d. Lái chưa muốn đi giày để có thể chạy nhảy thoải mái.

Lời giải chi tiết:

1) Những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta là: Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.

2) Để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu đến lớp, chị Tổng phụ trách đã quyết định chọn đôi giày ba ta màu xanh để thưởng cho Lái.

3) Chị phụ trách lại chọn đôi giày ba ta làm quà tặng Lái trong buổi đầu cậu đi học: Vì biết Lái thích đôi giày ba ta và muốn đem lại niềm vui cho cậu.

=> Đáp án: d.

4) Hai câu cuối bài muốn nói: Lái xúc động và vui sướng vì cậu đã từng mơ ước có đôi giày ba ta màu xanh.

=> Đáp án: a.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.6 trên 16 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 4 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 4 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.