A. Hoạt động cơ bản - Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng>
Giải bài 17A: Rất nhiều mặt trăng phần hoạt động cơ bản trang 180, 181, 182, 183 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Quan sát bức tranh sau đây và cho biết:
a) Bức tranh vẽ cảnh gì?
b) Cảnh và người trong tranh gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào nói về nàng công chúa?
c) Em thường hình dung về nàng công chúa như thế nào?
Lời giải chi tiết:
a) Bức tranh vẽ cảnh một nàng công chúa vô cùng xinh đẹp cùng với bảy chú lùn hiền lành sống trong một ngôi nhà nhỏ, nằm sâu trong cánh rừng.
b) Cảnh trong tranh gợi cho em nhớ đến câu chuyện: "Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn".
c) Theo em hình dung, nàng công chúa là một cô gái xinh đẹp, được mặc những bộ đầm lộng lẫy. Nàng có tính cách rất hiền từ và dịu dàng.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Rất nhiều mặt trăng
1. Ở vương quốc nọ có một cô bé xinh xinh chừng năm, sáu tuổi. Bé xíu như vậy, nhưng cô lại là công chúa. Một lần, công chúa ốm nặng. Nhà vua rất lo lắng. Ngài hứa tặng cô con gái bé nhỏ bất kì thứ gì cô muốn, miễn là cô khỏi bệnh. Công chúa nói rằng cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
Vua cho vời tất cả các vị đại thần, các nhà khoa học tới để bàn cách lấy mặt trăng cho cô bé. Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
2. Nhà vua buồn lắm, than phiền với chú hề của ngài. Chú hề nghĩ một lát, rồi bảo:
- Trước hết, phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào đã.
Nhà vua đồng ý. Thế là chú hề đến gặp cô chủ nhỏ của mình. Chú hứa sẽ mang mặt trăng về cho cô nhưng cô phải cho biết mặt trăng to bằng chừng nào. Công chúa bảo:
- Chỉ to hơn móng tay ta, vì khi ta đặt ngón tay lên trước mặt trăng thì móng tay che gần khuất mặt trăng.
Chú hề lại hỏi:
- Công chúa có biết mặt trăng treo ở đâu không?
Công chúa đáp:
- Ta thấy đôi khi nó đi ngang qua ngọn cây trước cửa sổ.
Chú hề gặng hỏi thêm:
- Vậy theo công chúa, mặt trăng làm bằng gì?
- Tất nhiên là bằng vàng rồi.
3. Chú hề tức tốc đến gặp thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, rồi cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để cô bé có thể đeo vào cổ.
Thấy mặt trăng, công chúa vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
(Còn nữa)
(Theo Phơ-bơ – Phạm Việt Chương dịch)
Câu 3
Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa.
Vời: cho mời người dưới quyền đến (một cách trang trọng).
Câu 4
Cùng luyện đọc.
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
2) Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa?
3) Vì sao họ cho rằng đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được?
(Đọc đoạn 1)
4) Chú hề đã làm cách nào để làm vui lòng công chúa? (Đọc đoạn 2)
a. Chú hề làm trò cho công chúa cười vui, quên đi ước muôn có mặt trăng bên mình.
b. Chú hề dỗ dành công chúa bằng một thứ đồ chơi khác.
c. Chú hề tìm hiểu ý nghĩ của công chúa về mặt trăng rồi làm một mặt trăng như trong ý nghĩ của công chúa.
Lời giải chi tiết:
1) Cô công chúa nhỏ muốn có mặt trăng và nói rằng mình sẽ khỏi bệnh ngay nếu có được mặt trăng.
2) Họ nói rằng đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được.
3) Họ cho rằng đòi hỏi đó không thể thực hiện được vì mặt trăng ờ rất, xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
4) Cách chú hề đã làm cho công chúa vui là: Chú hề tìm hiểu ý nghĩ của công chúa về mặt trăng rồi làm một mặt trăng như trong ý nghĩ của công chúa.
=> Đáp án: c
Câu 6
Cách nghĩ của công chúa về vị trí và kích thước của mặt trăng khác với các nhà khoa học và các đại thần như thế nào? Chọn ô ở giữa phù hợp với từng ô ở cột trái, phải để trả lời. (Đọc đoạn 3.)
Lời giải chi tiết:
- Cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng: Mặt trăng ở trên ngọn cây ngoài cửa sổ, có kích thước to hơn móng tay.
- Cách nghĩ của nhà khoa học về mặt trăng: Mặt trăng ở vị trí rất xa, có kích thước to gấp nhiều lần đất nước của nhà vua.
Câu 7
Tìm hiểu các bộ phận trong câu kể Ai làm gì?
1) Đọc đoạn văn sau:
Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng.
(Theo Tô Hoài)
2) Nhận xét:
- Các câu văn trong đoạn trên thuộc kiểu câu gì?
- Tìm trong mỗi câu trên các từ ngừ chỉ hoạt động và chỉ người hoặc vật hoạt động. Ghi lại kết quả trên phiếu hoặc bảng nhóm.
- Đặt câu hỏi:
+ Cho từ ngữ chỉ hoạt động
+ Cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động
M : (Câu 1) Người lớn đánh trâu ra cày.
- Người lớn làm gì?
- Ai đánh trâu ra cày?
3) Câu kể Ai làm gì? có mấy bộ phận? Mỗi bộ phận trả lời cho câu hỏi nào?
Lời giải chi tiết:
Ghi nhớ
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 35C: Ôn tập 3 - VNEN Tiếng Việt 4
- A. Hoạt động thực hành - Bài 35C: Ôn tập 3 - VNEN Tiếng Việt 4
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 35B: Ôn tập 2 - VNEN Tiếng Việt 4
- A. Hoạt động thực hành - Bài 35B: Ôn tập 2 - VNEN Tiếng Việt 4
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 35A: Ôn tập 1 - VNEN Tiếng Việt 4
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 35C: Ôn tập 3 - VNEN Tiếng Việt 4
- A. Hoạt động thực hành - Bài 35C: Ôn tập 3 - VNEN Tiếng Việt 4
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 35B: Ôn tập 2 - VNEN Tiếng Việt 4
- A. Hoạt động thực hành - Bài 35B: Ôn tập 2 - VNEN Tiếng Việt 4
- B. Hoạt động ứng dụng - Bài 35A: Ôn tập 1 - VNEN Tiếng Việt 4