Ôn tập chương III trang 68 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức


Trình bày vai trò, triển vọng của chăn nuôi. Kể tên một số vật nuôi phổ biến, vật nuôi đặc trưng của vùng miền nước ta. Nêu một số phương thức chăn nuôi ở nước ta và ưu, nhược điểm của từng phương thức. Liên hệ với thực tiễn ở địa phương.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - KHTN...

1. Trình bày vai trò, triển vọng của chăn nuôi. Kể tên một số vật nuôi phổ biến, vật nuôi đặc trưng của vùng miền nước ta.

Phương pháp giải:

- Vai trò của chăn nuôi: Là ngành sản xuất có vai trò quan trọng đối với đời sống con người và nền kinh tế:

- Triển vọng của chăn nuôi: Đang hướng tới phát triển chăn nuôi công nghệ cao, chăn nuôi bền vững.

- Vật nuôi phổ biến là những vật nuôi được nuôi ở hầu khắp các vùng miền, được chia thành hai nhóm chính là gia súc và gia cầm. 

- Vật nuôi đặc trưng cho vùng miền là các giống vật nuôi được hình thành và chăm nuôi nhiều ở một số địa phương; chúng thường có những đặc tính riêng biệt, nổi trội về chất lượng sản phẩm.

Lời giải chi tiết:
- Vai trò của chăn nuôi: Chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với con người và nền kinh tế. 

   + Cung cấp thực phẩm.

   + Cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến.

   + Cung cấp phân bón hữu cơ trong trồng trọt.

   + Cung cấp sức kéo.

   + Làm cảnh, canh giữ nhà.

- Triển vọng của chăn nuôi: Đang hướng tới phát triển chăn nuôi công nghệ cao, chăn nuôi bền vững để cung cấp nhiều thực phẩm sạch hơn, an toàn hơn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời bảo vệ môi trường tốt hơn.

- Vật nuôi phổ biến như: gia súc (lợn, trâu, bò, dê,…); gia cầm (gà, ngỗng, vịt, ngan,…).

- Vật nuôi đặc trưng cho vùng miền: gà Đông Tảo, lợn cỏ, bò vàng, chó Phú Quốc,…

2. Nêu một số phương thức chăn nuôi ở nước ta và ưu, nhược điểm của từng phương thức. Liên hệ với thực tiễn ở địa phương.

Phương pháp giải:

- Có hai phương thức chăn nuôi ở nước ta:

   + Chăn nuôi nông hộ là phương thức chăn nuôi tại hộ gia đình với số lượng vật nuôi ít.

   + Chăn nuôi trang trại là phương thức chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa khu vực dân cư với số lượng vật nuôi lớn.

- Học sinh tự liên hệ với thực tiễn ở địa phương để lấy ví dụ về phương thức chăn nuôi của một số vật nuôi.

Lời giải chi tiết:

- Có hai phương thức chăn nuôi ở nước ta:

- Liên hệ với thực tiễn ở địa phương em Ninh Thuận:

   + Chăn nuôi nông hộ: gà, vịt biển, trâu,…

   + Chăn nuôi trang trại: bò, cừu, dê, lợn,…

3. Trình bày các phương pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Nêu vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.

Phương pháp giải:

- Các phương pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:

   + Vệ sinh khu vực chuồng trại.

   + Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi.

- Vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi: có vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi.

Lời giải chi tiết:

- Các phương pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:

   + Vệ sinh khu vực chuồng trại: Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.

   + Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi:

    • Thu gom chất thải triệt để và sớm nhất có thể.

    • Thu phân để ủ làm bón phân hữu cơ.

    • Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho trại chăn nuôi.

- Vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi: Vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi.

   + Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt sẽ phát triển, tăng khối lượng, kích thước cơ thể và có sức khoẻ, sức đề kháng.

   + Tiêm phòng hoặc cho uống đầy đủ các loại vaccine, giữ vệ sinh thân thể và vệ sinh chuồng trại, giúp đàn vật nuôi phỏng ngừa được bệnh dịch. 

   + Điều trị đúng bệnh và kịp thời giúp đàn vật nuôi luôn khoẻ mạnh, phát triển tốt.

4. Vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành có đặc điểm gì khác nhau? Thức ăn và cách chăm sóc vật nuôi non khác với vật nuôi trưởng thành như thế nào?

Phương pháp giải:

- Vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành có đặc điểm khác nhau là: khả năng điều tiết thân nhiệt chưa tốt, chức năng của hệ tiêu hóa chưa tốt, miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém.

- Thức ăn và cách chăm sóc vật nuôi non khác với vật nuôi trường thành ở: lượng thức ăn của vật nuôi non ít hơn, được chế biến thơm ngon, có độ mềm và kích thước phù hợp để vật nuôi thích ăn, dễ ăn, dễ tiêu hóa.

Lời giải chi tiết:
- Vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành có đặc điểm khác nhau là:

   + Sự điều tiết thân nhiệt ở vật nuôi non chưa hoàn chỉnh, dễ bị tác động bởi sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.

   + Chức năng của hệ tiêu hóa của vật nuôi non chưa hoàn chỉnh.

   + Chức năng miễn dịch chưa tốt, sức đề kháng kém hơn so với vật nuôi trưởng thành.

- Thức ăn và cách chăm sóc vật nuôi non khác với vật nuôi trường thành ở: lượng thức ăn của vật nuôi non ít hơn, được chế biến thơm ngon, có độ mềm và kích thước phù hợp để vật nuôi thích ăn, dễ ăn, dễ tiêu hóa.

5. So sánh biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản.
Phương pháp giải:

Biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản có nhiều điểm khác nhau do đặc điểm độ tuổi, giới tính và mục đích nuôi giống khác nhau.

Lời giải chi tiết:

6. Em cho biết những biểu hiện khi vật nuôi bị bệnh. Trình bày nguyên nhân, biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi.

Phương pháp giải:
- Những biểu hiện khi vật nuôi bị bệnh: là trạng thái không bình thường của vật nuôi.

- Vật nuôi bị bệnh do một số nguyên nhân như: do vi sinh vật gây bệnh, do thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng; thức ăn không an toàn, do động vật kí sinh, do môi trường sống không thuận lợi.

- Những biện pháp nào thường được dùng để phòng bệnh cho vật nuôi: nuôi dưỡng tốt, chăm sóc chu đáo, vệ sinh môi trường sạch sẽ, cách li tốt, tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định.

Lời giải chi tiết:

- Những biểu hiện khi vật nuôi bị bệnh: buồn bã, chậm chạp, giảm hoặc bỏ ăn, sốt, chảy nước mắt, nước mũi, tiêu chảy, ho, bại liệt,…

- Vật nuôi bị bệnh do một số nguyên nhân như: 

   + Do vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus).

   + Do thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng; thức ăn không an toàn.

   + Do động vật kí sinh (ve, rận, giun, sán,...).

   + Do môi trường sống không thuận lợi (quá nóng, quá lạnh.

- Những biện pháp thường được dùng để phòng bệnh cho vật nuôi:

   + Nuôi dưỡng tốt: cho vật nuôi ăn uống đầy đủ, thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh.

   +  Chăm sóc chu đáo: thực hiện chăm sóc phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, đảm bảo chuồng nuôi ấm vào mùa đông, thoáng mát về mùa hè, không quá nóng, không quá lạnh.

   + Vệ sinh môi trường sạch sẽ: đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và môi trường xung quanh, thực hiện tốt việc thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi.

   + Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định.

7. Trình bày cách nuôi dưỡng, chăm sóc gà trong nông hộ.

Phương pháp giải:

Cách nuôi dưỡng, chăm sóc gà: chuồng nuôi làm ở nơi cao ráo, hướng phù hợp, đảm bảo thông thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè; thức ăn đủ bốn nhóm dinh dưỡng; chăm sóc theo từng giai đoạn.

Lời giải chi tiết:

- Chuồng nuôi: 

   + Nên làm ở nơi cao ráo để tránh ngập nước vào mùa mưa.

   + Chọn hướng thích hợp để tránh được gió lùa và ánh nắng trực tiếp

   + Đảm bảo thông thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.

- Thức ăn: đảm bảo đủ bốn nhóm dinh dưỡng (chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và chất khoáng) theo tỉ lệ phù hợp để gà nhanh lớn, có sức đề kháng cao.

- Chăm sóc: ở mỗi giai đoạn cần có những lưu ý riêng:

   + Ở giai đoạn này gà con còn rất yếu, sức đề kháng kém, rất dễ bị bệnh, vì vậy cần phải chăm sóc cẩn thận đề gà khoẻ mạnh (1 ngày cho ăn từ 3 – 4 lần: thức ăn đảo đều; độ dày thức ăn vào máng 0,5 – 1 cm; nên chọn loại cám được chế biến với khả năng tiêu hóa thức ăn của gà con lúc này, không nên đổ thức ăn dày quá bởi vì gà con vừa ăn vừa bới). Đặc biệt ở giai đoạn này, gà rất sợ lạnh nên cần phải được sưởi ấm (úm gà). Thường xuyên quan sát trạng thái của gà để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Nếu nhiệt độ thích hợp, gà sẽ phân bố đều trên sàn; nếu gà bị lạnh chúng sẽ chụm lại thành đám ở dưới đèn úm; nếu gà bị nóng, chúng sẽ tản ra, tránh xa đèn úm.

   +  Giai đoạn trên một tháng tuổi: Cần bỏ quây để gà đi lại tự do. Sau hai tháng tuổi, nếu có điều kiện nên thả gà ra vườn hoặc đồi đề gà vận động, ăn khoẻ, nhanh lớn, thịt chắc và ngon hơn. Hằng ngày, cần rửa sạch máng ăn và mảng uống để phòng bệnh cho gà. Sau mỗi lứa gà, cần thay lớp độn chuồng và làm vệ sinh nền chuồng sạch sẽ.



Bình chọn:
4 trên 9 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.