Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 8 năm 2020 - 2021 Trường THCS Nguyễn Gia Thiều>
Tải vềGiải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 8 năm 2020 - 2021 Trường THCS Nguyễn Gia Thiều với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Đề bài
Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
(Theo Hạt giống tâm hồn)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
b. Nêu ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt”?
Câu 2. (1,0 điểm): Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 3. (1,0 điểm):
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại khóe mắt tôi đã cay cay.
(Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng)
a. Hãy chỉ ra câu ghép trong phần trích?
b. Phân tích các vế câu trong câu ghép trên?
Câu 4. (6,0 điểm)
Thuyết minh về một đồ dùng học tập (hoặc một đồ dùng sinh hoạt gia đình).
Lời giải chi tiết
PHẦN I
Câu 1
a.
*Phương pháp: Vận dụng 6 phương thức biểu đạt đã học
*Cách giải:
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
b.
*Phương pháp: Đọc – hiểu.
*Cách giải:
- Hình ảnh “vết nứt” trong bài tượng trưng cho những khó khăn mà con người gặp phải trên đường đời.
Câu 2
*Phương pháp: Đọc – hiểu
*Cách giải:
Em tự chọn bài học phù hợp.
Gợi ý các đáp án:
- Bài học về sự vượt khó trong cuộc sống.
- Bài học về sự mạnh mẽ đương đầu với thử thách.
- Bài học về sự sáng tạo.
…
Câu 3
a.
*Phương pháp: Nhớ lại kiến thức bài “Câu ghép”
*Cách giải:
- Câu ghép: Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại khóe mắt tôi đã cay cay.
b.
*Phương pháp: Nhớ lại kiến thức bài “Câu ghép”
*Cách giải:
- Phân tích các vế câu:
Tôi // im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi // càng thắt lại khóe mắt tôi // đã cay cay.
CN1 VN1 CN2 VN2 CN3 VN3
Câu 4:
*Phương pháp: Thuyết minh
*Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản thuyết minh.
+ Bài văn đầy đủ bố cục; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Yêu cầu nội dung:
+ Bài văn xoay quanh nội dung: thuyết minh về đồ dùng học tập (bút, thước, máy tính…)
- Hướng dẫn cụ thể: Đề bài thuyết minh về chiếc bút bi
a. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
b. Thân bài:
* Nguồn gốc, xuất xứ: Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế
* Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
* Phân loại:
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài)
- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
* Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
* Ưu điểm, khuyết điểm:
- Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
* Ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
c. Kết bài: Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.
Loigiaihay.com
- Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 8 năm 2020 - 2021 Trường THCS THCS Long An
- Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 8 năm 2020 - 2021 Trường Nguyễn Đình Chiểu
- Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 8 năm 2020 - 2021 Trường Thực Hành Sư Phạm, Đại học Đồng Nai
- Giải đề thi kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019 - 2020 Vũng Liêm
- Tổng hợp 9 đề thi học kì 1 Văn 8 có đáp án
>> Xem thêm