Giải Câu hỏi trắc nghiệm trang 28-29 sách bài tập Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống


Tìm câu trả lời đúng trong các đáp án đã cho

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

 Tìm câu trả lời đúng trong các đáp án đã cho

Câu 1

1. Tập hợp các chữ cái trong cụm từ LÀO CAI là:

(A) {LÀO; CAI};

(B) {L; À; O; C; A; I}

(C) {L; A; O; C; A; I}

(D) {L; A; O; C; I}

Phương pháp giải:

+Liệt kê các chữ cái có trong từ

+Mỗi chữ cái chỉ được liệt kê 1 lần

+Đặt các phần tử trong dấu{}, các phần tử ngăn cách nhau bởi dấu ;

Lời giải chi tiết:

Các chữ cái trong từ “LÀO CAI” gồm L, A, O, C, A, I.

Trong các chữ cái trên, chữ A được xuất hiện 2 lần nhưng ta chỉ viết mỗi chữ một lần, ta có tập hợp các chữ cái {L; A; O; C; I}

Đáp án: D

Câu 2

Trong các chữ số của số 19 254;

(A) Giá trị của chữ số 2 bằng nửa giá trị của chữ số 4;

(B) Giá trị của chữ số 2 bằng 5 lần giá trị của chữ số 4;

(C) Giá trị của chữ số 2 bằng 50 lần giá trị của chữ số 4;

(D) Giá trị của chữ số 2 bằng 500 lần giá trị của chữ số 4;

Phương pháp giải:

Số có dạng \(\overline {abcde} (a \ne 0,a,b,c,d,e \in N)\)\((0 \le a,b,c,d,e \le 9)\)thì :

+Giá trị của chữ số a là a.10 000

+Giá trị của chữ số b là b.1 000

+Giá trị của chữ số c là c.100

+Giá trị của chữ số a là d.10

+Giá trị của chữ số a là a.1

Lời giải chi tiết:

Xét số 19 254 có:

+Chữ số 2 đứng ở hàng trăm nên có giá trị là 2. 100 = 200

+Chữ số 4 đứng ở hàng đơn vị nên có giá trị là 4. 1 = 4

Ta có: 200: 4 = 50

Do đó giá trị của chữ số 2 bằng 50 lần giá trị của chữ số 4

Đáp án: C

Câu 3

Viết số a = 24 053 thành tổng giá trị các chữ số của nó. Kết quả là:

(A) a = 24 000 + 50 + 3;

(B) a = 20 000 + 4 000 + 53

(C) a = 20 000 + 4 000 + 50 + 3

(D) a = 20 000 + 4 050 + 3

Phương pháp giải:

Số có dạng \(\overline {abcde} (a \ne 0,a,b,c,d,e \in N)\)\((0 \le a,b,c,d,e \le 9)\) thì có giá trị là a. 10 000 + b. 1 000 + c.100 +d.10 +e.1

Lời giải chi tiết:

Xét số a = 24 053 có:

+) Chữ số 2 nằm ở hàng chục nghìn và có giá trị bằng 2. 10 000 = 20 000

+) Chữ số 4 nằm ở hàng nghìn và có giá trị bằng 4. 1 000 = 4 000

+) Chữ số 0 nằm ở hàng trăm và có giá trị bằng 0. 100 = 0

+) Chữ số 5 nằm ở hàng chục và có giá trị bằng 5. 10 = 50

+) Chữ số 3 nằm ở hàng đơn vị và có giá trị bằng 3. 1 = 3

Vậy a = 20 000 + 4 000 + 50 + 3

Đáp án: C

Câu 4

Cho m ∈ N*. Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần là:

(A) m - 2, m – 1, m;           (B) m - 1, m, m + 1;

(C) m + 1, m, m -1;            (D) m, m – 1, m - 2 

Phương pháp giải:

Số liền sau hơn số đứng trước nó 1 đơn vị

Lời giải chi tiết:

+) Ta thấy m + 1 > m nên (C) sai vì sắp xếp theo theo thứ tự tăng dần

+) Ta cũng có m > m – 1 nên (D) sai vì sắp xếp theo theo thứ tự tăng dần

+) Vì m ∈ N* nên m nhỏ nhất là 1, do đó m – 2 có thể không thực hiện được nên (A) sai

+) Ta có m -1 < m < m + 1 và m hơn m- 1 là 1 đơn vị; m+1 hơn m là 1 đơn vị

Vậy B đúng

Đáp án: B

Câu 5

Cho tập hợp P (H.1.5). Trong các câu sau đây, câu nào sai?

(A) P = {0; 1; 2; 3; 4; 5}

(B) P = { x ∈ N | x ≤ 5}

(C) P = { x ∈ N | x < 6}

(D) P = { x ∈ N | x < 5}

Phương pháp giải:

Mô tả tập hợp theo 2 cách: liệt kê; nêu dấu hiệu đặc trưng

Lời giải chi tiết:

Các phần tử thuộc tập hợp P là: 0; 1; 2; 3; 4; 5

+Ta viết tập hợp P bằng cách liệt kê các phần tử là: P = {0; 1; 2; 3; 4; 5} nên đáp án A đúng.

+Vì các số 0; 1; 2; 3; 4; 5 là các số tự nhiên nhỏ hơn 6 (hoặc nhỏ hơn hoặc bằng 5) 

Do đó bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng ta viết P = { x  N | x < 6} hoặc P = {x  N | x ≤ 5} nên đáp án B và C đúng. 

+ Nếu viết P = { x  N | x < 5} có nghĩa tập hợp P chứa các phần tử nhỏ hơn 5 nên không chứa phần tử 5. Do đó D sai.

Đáp án: D

Câu 6

Xét tập hợp A = { x ∈ N | x ≤ 7}. Trong các số sau đây, số nào không thuộc tập A?

(A) 0;                (B) 5; 

(C) 7                (D) 11.

Phương pháp giải:

Mô tả lại tập hợp bằng cách liệt kê. Quan sát đáp án nào không nằm trong tập hợp A

Lời giải chi tiết:

A = { x ∈ N | x ≤ 7}. Tập hợp A bao gồm các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 7 là: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7.

Do vây 11 ∉ A .

Câu 7

Câu nào trong các câu sau đây là câu đúng?

(A) Phép chia 687 cho 18 có số dư là 3;

(B) Phép chia 2 048 cho 128 có thương là 0;

(C) 9 845 cho 125 có số dư là 130;

(D) Phép chia 295 cho 5 có thương là 300

Phương pháp giải:

Đặt tính rồi tính

Lời giải chi tiết:

Vậy 687: 18 có số dư là 3 nên đáp án A đúng.

Tính được (B), (C), (D) đều sai.

Đáp án: A

Câu 8

Lũy thừa với số mũ tự nhiên có tính chất nào sau đây?

(A) am.an = amn                                        (B) am : an = am.n

(C) am.an = am+n                                      (D) am.an = am-n

 

Phương pháp giải:

Lũy thừa với số mũ tự nhiên có tính chất am.an = am+n và am : an = am-n

Lời giải chi tiết:

Lũy thừa với số mũ tự nhiên có tính chất am.an = am+n và am : an = am-n. Vậy đáp án C đúng.

Đáp án: C

Câu 9

Lũy thừa 109 nhận giá trị nào sau đây?

(A) 100 000;                     (B) 1 000 000 000

(C) 1 000 000;                  (D) 10 000 000 000

Phương pháp giải:

\(10^n=10….0\) ( n chữ số 0)

Lời giải chi tiết:

Ta có: 109 = 1 000 000 000 

Đáp án: B

Lời giải hay


Bình chọn:
4.3 trên 14 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí