Giải Bài tập Đọc trang 59 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo>
Điền vào bảng sau những điểm giống và khác nhau của tản văn và tuỳ bút. Khi đọc một văn bản tuỳ bút hoặc tản văn, em cần chú ý những gì về cách đọc?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Câu 1
Điền vào bảng sau những điểm giống và khác nhau của tản văn và tuỳ bút:
|
Tản văn |
Tuỳ bút |
Giống nhau |
|
|
Khác nhau |
|
|
Phương pháp giải:
Dựa vào phần tri thức Ngữ Văn trong SGK
Lời giải chi tiết:
|
Tản văn |
Tuỳ bút |
Giống nhau |
- Chất trữ tình trong tản văn, tùy bút là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mỹ cho người đọc - Cái tôi trong tùy bút, tản văn là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. Thông thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân xưng ngôi thứ nhất. - Ngôn ngữ tản văn, tùy bút thường tinh tế, sống động mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình. |
|
Khác nhau |
Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả,...), nhưng nhìn chung đều mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội. |
Là một thể trong kí, dùng để ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến; đồng thời chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống. |
Câu 2
Khi đọc một văn bản tuỳ bút hoặc tản văn, em cần chú ý những gì về cách đọc?
Phương pháp giải:
Đọc phần đặc điểm thể loại ở phần tri thức Ngữ Văn trong SGK
Lời giải chi tiết:
Khi đọc một văn bản tuỳ bút hoặc tản văn, cần chú ý về cách đọc như sau:
- Tìm hiểu chất trữ tình, cái tôi của nhà văn thể hiện qua văn bản.
- Tìm hiểu ngôn ngữ của văn bản.
- Xác định chủ đề mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.
Câu 3 a
Đọc văn bản Một thức quà của lúa non: Cốm và trả lời các cầu hỏi:
a. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Một thức quà của lúa non: cốm là một văn bản tuỳ bút?
Phương pháp giải:
Đọc lại các đặc điểm của tuỳ bút, tản văn ở phần tri thức Ngữ Văn trong SGK, đọc kĩ văn bản mẫu
Lời giải chi tiết:
Một thức quà của lúa non: cốm là một tuỳ bút vì:
- Ghi lại những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến về hương sắc, mùi vị của cốm làng Vòng, cách thưởng thức cốm một cách văn hoa.
- Thể hiện tình cảm trân trọng yêu quý của tác giả đối với cốm.
- Chất trữ tình: thấm đẫm trong từng đoạn văn, ví dụ trong đoạn đầu tiên tác giả vừa tả vẻ đẹp của đầm sen, của cánh đồng lúa, bông lúa non (màu sắc, mùi hương), vừa thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận của tác giả về vẻ đẹp đó, ví dụ như đoạn sau
Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh động xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trữu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
- Cái tôi của Thạch Lam thể hiện trong văn bản là cái tôi tinh tế, trân trọng món quà của thiên nhiên và văn hoá ẩm thực của dân tộc, cách nhìn, cách nghĩ, cách xưng gọi mang nét riêng của tác giả, chẳng hạn như: “Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không”, “Hỡi các bà mua hàng!”; “Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.”
Văn bản giúp HS cảm nhận được tâm hồn phong phú, sâu sắc, tinh tế của tác giả.
- Ngôn ngữ trong tuỳ bút này thể hiện đặc điểm thể loại: cách dùng từ ngữ giản dị nhưng sống động, giàu hình ảnh, đồng thời thấm đẫm cảm xúc của tác giả.
Câu 3 b
b. Tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc thể nào đối với cốm? Tìm một số từ ngữ, hình ảnh đã góp phần thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy của tác giả trong đoạn văn sau:
Khi các cô gái làng Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ, và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thân Lúa.
Phương pháp giải:
Đọc lại các đặc điểm của tuỳ bút, tản văn ở phần tri thức Ngữ Văn trong SGK, đọc kĩ văn bản mẫu
Lời giải chi tiết:
Văn bản thể hiện sự yêu quý, trân trọng của tác giả đối với cốm. Các từ ngữ, hình ảnh được gạch chân trong đoạn văn sau thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy của tác giả:
Khi các cô gái làng Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ, và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thân Lúa.
Câu 3 c
c. Trong tuỳ bút, chất trữ tình thường được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, và vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật nhằm mang lại những rung động và sự thích thú cho người đọc. Tìm một số chi tiết thể hiện đặc điểm này trong văn bản Một thức quà của lúa non: cốm.
Phương pháp giải:
Đọc lại các đặc điểm của tuỳ bút, tản văn ở phần tri thức Ngữ Văn trong SGK, đọc kĩ văn bản mẫu
Lời giải chi tiết:
Một trong những đoạn miêu tả đậm chất trữ tình của văn bản là đoạn tác giả miêu tả quá trình hình thành bông lúa non: “Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”. Đoạn này sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả và biểu cảm, thể hiện cảm xúc chân thực của tác giả trước vẻ đẹp của tự nhiên. Cảm xúc của tác giả về cách thưởng thức cốm còn được bộc lộ trong đoạn sau: “Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ây, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ”. Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả như đã hoà quyện với sự thanh khiết của tự nhiên, với nét đẹp mộc mạc mà nên thơ của đất trời, tạo cho người đọc ấn tượng khó quên.
Câu 3 d
d. Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu em xác định như vậy?
Phương pháp giải:
Đọc lại các đặc điểm của tuỳ bút, tản văn ở phần tri thức Ngữ Văn trong SGK, đọc kĩ văn bản mẫu
Lời giải chi tiết:
Để xác định chủ đề, trước tiên, em cần đọc kĩ từng phần của văn bản và tóm tắt nội dung chính của từng phần.
Văn bản có thể chia làm 3 phần, nội dung chính của từng phần là:
- Phần 1 (tử đầu đến “hai đầu cong vút lên nhĩ chiếc thuyền rồng... `):
Hương thơm lúa non gợi nhớ đến cốm và nguồn gốc của cốm.
- Phần 2 (tiếp theo đến “vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn”): Ngợi ca giá trị văn hoá của cốm.
- Phần 3 (còn lại): Bàn về cách thưởng thức cốm.
Chủ đề của văn bản: Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và văn hoá dân tộc qua hình ảnh cốm.
Câu 3 đ
đ. Gần cuối văn bản, tác giả viết: “Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần...”. Theo em, vì sao điều đó lại xảy ra trong cuộc sống của chúng ta? Làm thế nào để những nét đẹp văn hoá của dân tộc không bị mất đi?
Phương pháp giải:
Đọc lại các đặc điểm của tuỳ bút, tản văn ở phần tri thức Ngữ Văn trong SGK, đọc kĩ văn bản mẫu
Lời giải chi tiết:
Do con người dần trở nên sính ngoại, xa rời truyền thống (“những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài”), hoặc tự suy luận do tốc độ phát triển ngày càng nhanh, con người ngày càng sống vội nên những phong tục tinh tế, tốt đẹp bị mất dần v.v.
Câu 4 a
Đọc văn bản Buổi sáng mùa xuân sương chưa tan và trả lời các câu hỏi:
a. Hãy chỉ ra những đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản Buổi sáng mùa xuân sương chưa tan.
Phương pháp giải:
Đọc lại các đặc điểm của tuỳ bút, tản văn ở phần tri thức Ngữ Văn trong SGK, đọc kĩ văn bản mẫu
Lời giải chi tiết:
Buổi sáng mùa xuân sương chưa tan là một tản văn vì:
- Văn bản miêu tả cây mận đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó của tác giả với cây mận.
- Bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết đối với cây mận đã gắn bó nhiều năm với cả gia đình và trở thành kí ức không thể nào quên. Từ dòng đầu tiên của văn bản, tác giả đã bộc lộ cảm xúc với cây mận: “Tôi đã từng nghĩ rằng, có viết bao nhiêu dòng, bao nhiêu trang cũng không thể đủ, không thể thoả lòng về niềm yêu mến của tôi đối với cái cây ấy”.
- Chất trữ tình: cảm xúc, suy nghĩ của tác giả hoà quyện với vẻ đẹp tươi mát của cây mận, ví dụ mỗi khi miêu tả cây mận, tác giả đều thể hiện tình cảm tha thiết đan xen với lời tả: “Tôi có thể ngồi cả buổi ở hiên nhà, trong cái nắng vàng nhạt ấm áp, gió lạnh vẫn thổi băng qua trước mặt và đẩy tất cả mọi cái lá rụng về phía cuối sân. Mỗi khi một cánh hoa rơi xuống thì cây mận lại rùng mình một cái, như là nó bị đau. Thấy thương cây mận.” hoặc qua phép so sánh tinh tế: “Cây mận giống mẹ tôi, phải đổi vẻ đẹp của mình để lấy những đứa con.
- Cái tôi của Đỗ Bích Thuý thể hiện trong văn bản là cái tôi dịu đàng, trong trẻo, đầy nữ tính giàu cảm xúc; cách nhìn, cách nghĩ, cách xưng gọi mang nét riêng của tâm hồn tác giả, chẳng hạn như cách tự vấn: “Lại nghĩ, liệu rồi mình có muốn giống cây mận kia không? Không biết. `, hay như cách tác giả đối thoại với cây mận như với một con người thực sự chứ không phải một vật vô tri: “Tôi muốn khóc lắm. Thật là thế. Tôi đã luôn tin rằng cây mận sẽ nhớ tôi biết bao, giống như tôi luôn nhớ nó. Một cái cây có linh hồn, mong manh, nhạy cảm, tinh tế, và trĩu nặng ân tình”.
- Ngôn ngữ trong tản văn này thể hiện đặc điểm thể loại: tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tỉnh.
Câu 4 b
b. Chủ đề văn bản này là gì?
Phương pháp giải:
Đọc lại các đặc điểm của tuỳ bút, tản văn ở phần tri thức Ngữ Văn trong SGK, đọc kĩ văn bản mẫu
Lời giải chi tiết:
Buổi sáng mùa xuân sương chưa tan là một tản văn vì:
- Văn bản miêu tả cây mận đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó của tác giả với cây mận.
- Bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết đối với cây mận đã gắn bó nhiều năm với cả gia đình và trở thành kí ức không thể nào quên. Từ dòng đầu tiên của văn bản, tác giả đã bộc lộ cảm xúc với cây mận: “Tôi đã từng nghĩ rằng, có viết bao nhiêu dòng, bao nhiêu trang cũng không thể đủ, không thể thoả lòng về niềm yêu mến của tôi đối với cái cây ấy”.
- Chất trữ tình: cảm xúc, suy nghĩ của tác giả hoà quyện với vẻ đẹp tươi mát của cây mận, ví dụ mỗi khi miêu tả cây mận, tác giả đều thể hiện tình cảm tha thiết đan xen với lời tả: “Tôi có thể ngồi cả buổi ở hiên nhà, trong cái nắng vàng nhạt ấm áp, gió lạnh vẫn thổi băng qua trước mặt và đẩy tất cả mọi cái lá rụng về phía cuối sân. Mỗi khi một cánh hoa rơi xuống thì cây mận lại rùng mình một cái, như là nó bị đau. Thấy thương cây mận.” hoặc qua phép so sánh tinh tế: “Cây mận giống mẹ tôi, phải đổi vẻ đẹp của mình để lấy những đứa con.
- Cái tôi của Đỗ Bích Thuý thể hiện trong văn bản là cái tôi dịu đàng, trong trẻo, đầy nữ tính giàu cảm xúc; cách nhìn, cách nghĩ, cách xưng gọi mang nét riêng của tâm hồn tác giả, chẳng hạn như cách tự vấn: “Lại nghĩ, liệu rồi mình có muốn giống cây mận kia không? Không biết. `, hay như cách tác giả đối thoại với cây mận như với một con người thực sự chứ không phải một vật vô tri: “Tôi muốn khóc lắm. Thật là thế. Tôi đã luôn tin rằng cây mận sẽ nhớ tôi biết bao, giống như tôi luôn nhớ nó. Một cái cây có linh hồn, mong manh, nhạy cảm, tinh tế, và trĩu nặng ân tình”.
- Ngôn ngữ trong tản văn này thể hiện đặc điểm thể loại: tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tỉnh.
Câu 4 c
c. Hãy viết một đoạn văn thể hiện suy nghĩ của em về tình cảm đặc biệt giữa tác giả với cây mận.
Phương pháp giải:
Đọc lại các đặc điểm của tuỳ bút, tản văn ở phần tri thức Ngữ Văn trong SGK, đọc kĩ văn bản mẫu
Lời giải chi tiết:
giả và cây mận, trước hết em hãy gạch đầu dòng những suy nghĩ của mình, chọn lọc suy nghĩ mà em cho là hợp lí nhất. Em cũng có thể trả lời các câu hỏi dưới đây để có thể xác định được suy nghĩ của mình:
- Em đồng ý hay không đồng ý với cách thể hiện tình cảm đặc biệt của tác giả đối với cây mận?
- Tình cảm đặc biệt ấy, theo em, có phải là điều thường thấy trong cuộc sống không?
- Em có hiểu hoặc đồng cảm được với tình cảm ấy không? Nếu có, phải chăng em cũng từng có tình cảm tương tự với một cái cây, một bông hoa, một khung cảnh, hay một đồ vật? Nếu không, em hãy viết ra và giải thích lí do.
- Tình cảm ấy liệu có giúp em nhìn nhận việc đối xử với cỏ cây, hoa lá, thiên nhiên,... theo một cách khác?
Đoạn văn thể hiện suy nghĩ của em không cân dài, nhưng cần rõ ràng, mạch lạc, lí giải được vấn đề một cách hợp lí, thuyết phục.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập Nói và nghe trang 77 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Viết trang 77 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 76 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Đọc trang 72 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Nói và nghe trang 59 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Nói và nghe trang 77 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Viết trang 77 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 76 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Đọc trang 72 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
- Giải Bài tập Nói và nghe trang 59 sách bài tập Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo